Mỗi năm, Việt Nam dùng 8,5 - 8,7 tỷ mét vải nhưng trong nước hiện mới chỉ đáp ứng được 2,7 - 2,8 tỷ mét, tức đáp ứng chưa tới 1/3 nhu cầu thực tế. Trong khi đó, Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam cho rằng, thời gian không còn nhiều.
Còn với ngành chăn nuôi, với 3 triệu hộ nuôi lợn, 8 triệu hộ nuôi gia cầm, 2 triệu hộ nuôi bò thịt, tổng cộng chiếm khoảng 60% tổng đàn trên cả nước. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có khoảng gần 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ khó cạnh tranh về giá, chất lượng với sản phẩm ngoại ồ ạt đổ vào.
Thế mạnh hàng chăn nuôi của Việt Nam là thịt tươi bởi người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưa chuộng các mặt hàng này hơn so với hàng đông lạnh nhập ngoại. Thế nhưng, không có gì dám chắc thói quen đó sẽ không thay đổi, khi thịt nhập ngoại giá rẻ hơn nhiều với xuất xứ và chuẩn mực rõ ràng.
Giống như câu chuyện "Bó đũa", dưới sức ép quy tắc xuất xứ của CPTPP, ngành dệt may, ngành chăn nuôi, hay bất kỳ ngành hàng nào hưởng ưu đãi thuế quan cần chụm lại để hình thành chuỗi cung ứng, nhờ đó chớp thời cơ nâng tầm doanh nghiệp Việt bởi thời gian không còn nhiều.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!