Cuộc đua vốn ngoại vào thị trường bất động sản Việt Nam

Việt Hoàng (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ năm, ngày 01/02/2018 09:20 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Theo tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn online, hàng trăm triệu USD đang chờ đợi để đổ vào hầu hết các phân khúc bất động sản nhưng cũng có chút thay đổi về món ưa thích nhất.

Mua bán sáp nhập (M&A) đang là lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài để tiến vào thị trường bất động sản Việt Nam. Hình thức này ngày càng phổ biến bởi nó tận dụng được thế mạnh của cả hai bên là tiền của doanh nghiệp ngoại và quỹ đất của doanh nghiệp nội.

"Khẩu vị" của nhà đầu tư ngoại cũng rất đa dạng. Thay vì trước kia, nhà ở luôn là mảng thị trường hấp dẫn nhất thì nay các nhà đầu tư ngoại đang chuyển dần sang mảng BĐS thương mại. Đặc biệt là các dự án văn phòng hạng A, có vị trí đắc địa, với tiềm năng tăng trưởng về giá trị vốn và lợi suất đầu tư từ 7-8%. Một phần là vì mức giá thuê văn phòng tại Việt Nam đang cao hơn nhiều so với khu vực, phản ánh sự thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên, cái khó của BĐS thương mại với các nhà đầu tư ngoại chính là nguồn đất "sạch".

Cũng theo tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn online, độ hấp dẫn của BĐS Việt còn làm thay đổi cả thói quen của những nhà đầu tư thận trọng nhất là Nhật Bản.

Mặc dù là những nhà đầu tư vô cùng cẩn trọng trong việc đầu tư vào BĐS tại nước ngoài. Hai năm trở lại đây, một danh sách dài những cái tên như Mitsubishi, Kajima, Creed Group, Tokyu, Nishi Nippon Railroad... đã chấp nhận mạo hiểm hơn khi bắt tay với các DN BĐS trong nước. Người Nhật không chỉ chú ý đến hai thị trường trọng điểm là Hà Nội, TP.HCM mà còn hướng đến cả khu vực miền Trung.

Nhiều nhận định lạc quan cho rằng M&A với dòng tiền ngoại sẽ giúp phá vỡ các tảng băng tồn kho vốn đã lay lắt nhiều năm trên thị trường. Ví như tại TP.HCM, theo Hiệp hội BĐS thành phố, hơn 500 dự án tạm ngừng triển khai hiện đang là cơ hội lớn cho thị trường M&A.

Cơ hội này không chỉ dành cho các nhà đầu tư ngoại mà chính các DN BĐS trong nước có năng lực tài chính tốt cũng đang dùng chiêu bài M&A để thâu tóm, làm sống lại các dự án có thể nói là đã "chết lâm sàng". Lợi thế của các DN này so với quỹ ngoại dĩ nhiên là được chơi trên sân nhà nên nắm rất rõ thông tin thị trường và tính pháp lý, thủ tục của các dự án.

Việc vốn ngoại đổ bộ vào BĐS thông qua M&A có thể coi là một bước nâng cấp của thị trường này, bởi về lâu dài nó sẽ làm tăng tính minh bạch và bền vững của thị trường. Tuy nhiên, tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn online cho rằng M&A tuy hiệu quả cao nhưng lại thường phát sinh nhiều vấn đề "ẩn giấu". Trong đó, một vấn đề được nhắc tới nhiều là giá thị trường của BĐS có thể khác biệt rất lớn với giá trị đã được thỏa thuận khiến đơn vị thâu tóm sẽ phải chịu rủi ro về tài chính.

Thị trường bất động sản miền Trung khởi sắc dịp cuối năm Thị trường bất động sản miền Trung khởi sắc dịp cuối năm Phân khúc bất động sản nào “hot” trong năm 2018? Phân khúc bất động sản nào “hot” trong năm 2018? Phú Quốc dẫn đầu cả nước về bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc dẫn đầu cả nước về bất động sản nghỉ dưỡng

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước