Tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cây dâu tây bén rễ đất cao nguyên nơi đây gần 10 năm và giờ trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều huyện. Thông thường mùa vụ dâu tây bắt đầu có quả từ tháng 12 năm trước đến cuối tháng 5 năm sau. Tuy nhiên hiện bà con nơi đây còn có thể sản xuất dâu tây trái vụ.
Sơn La hướng đến trồng trái vụ, rải vụ để dâu tây cho thu hoạch quanh năm. (Ảnh minh họa: Dân trí)
Do vườn dâu tây của gia đình ông Nguyễn Văn Quý (thị trấn Nông Trường, Mộc Châu, Sơn La) trồng theo hướng hữu cơ trái vụ trong nhà kính, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, xử lý ra hoa trái vụ, nên trong suốt mùa hè dâu vẫn cho ra quả. Mặc dù sản lượng trái vụ thấp hơn chính vụ nhưng quả dâu vẫn đảm bảo chất lượng, thơm ngon.
Theo ông Quý, điều kiện khí hậu thời tiết mát mẻ quanh năm của cao nguyên Mộc Châu là yếu tố quyết định cho sự thành công của mô hình này.
Dâu tây được trồng chủ yếu ở các huyện Mộc Châu, Vân Hồ và Mai Sơn; trong đó 30ha sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP.
Để tiêu thụ sản phẩm, ông Quý đã liên kết với Hợp tác xã Mường Bú, một đơn vị chuyên cung ứng dâu tây Sơn La cho hệ thống các siêu thị tại Hà Nội.
Hiện cây dâu tây được trồng chủ yếu ở các huyện Mộc Châu, Vân Hồ và Mai Sơn, với diện tích khoảng 60ha, trong đó 30ha sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP. Mục tiêu của các huyện đang hướng đến trồng trái vụ, rải vụ để dâu tây Sơn La cho thu hoạch quanh năm.
Dâu tây Sơn La thu hút người tiêu dùng VTV.vn - Dâu tây Sơn La được bán trong siêu thị với giá hấp dẫn, chỉ bằng khoảng 50% so với giá dâu tây nhập khẩu từ Hàn Quốc, trong khi chất lượng không hề thua kém.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!