Davos 2017 - Nơi Việt Nam chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4

Trung Kiên (Ban Thời sự)-Thứ bảy, ngày 21/01/2017 23:33 GMT+7

VTV.vn - Tại đây, TT Nguyễn Xuân Phúc không chỉ truyền tải thông điệp về một Việt Nam đầy triển vọng mà còn là một Việt Nam đang tích cực cải cách để không bị bỏ lại phía sau.

Trong 4 ngày qua, 3.000 người bao gồm các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh, những người được coi là đang dẫn dắt xu hướng phát triển kinh tế toàn cầu đã có mặt tại Davos, Thụy Sĩ để thảo luận về những thách thức mà kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt trong thời gian tới cũng như phương thức lãnh đạo và quản trị trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Đây là cuộc cách mạng được dự báo robot và tự động hóa lên ngôi khiến hàng triệu người ở những ngành sử dụng nhiều lao động sẽ bị thất nghiệp. Cuộc cách mạng được dự báo sẽ có lợi cho tầng lớp giàu, nước giàu hơn là người nghèo và nước nghèo.

Tại WEF Davos 2017, bên cạnh các cuộc thảo luận về việc các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh sẽ phải làm gì trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, giới doanh nhân cũng đang rất quan tâm tới lĩnh vực công nghệ thông tin và nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam.

Davos 2017 - Nơi Việt Nam chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Giám đốc điều hành tập đoàn Facebook Sheryl Sandberg. - Ảnh: TTXVN

Chỉ trong 2,5 ngày tại WEF Davos 2017, bên cạnh các cuộc thảo luận và đối thoại về lãnh đạo và quản trị trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp và đối thoại với hơn 40 lãnh đạo của các tập đoàn lớn nhất và đang dẫn dắt sự phát triển kinh tế của thế giới hiện nay.

Nhiều ý tưởng mới về hợp tác giữa Việt Nam với những tập đoàn về nội dung số và công nghệ cao như Microsoft, Google hay Qualcomm cũng đã được đưa ra tại các cuộc gặp này. Bởi theo mục tiêu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sau 4 năm nữa, Việt Nam sẽ nằm trong Top đầu 10 nước trên thế giới về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số với khoảng 1 triệu người làm việc.

Diễn đàn kinh tế thế giới Davos được ví như một "phiên chợ ý tưởng" lớn nhất của thế giới trong năm. Sau 7 năm, Thủ tướng Chính phủ lần đầu tham dự, gặp gỡ và trao đổi tại Diễn đàn là cơ hội rất tốt để Việt Nam kết nối với giới tinh hoa của thế giới, tiếp cận các ý tưởng mới, nắm bắt xu thế phát triển của thế giới, nhất là xu hướng phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, để từ đó vận dụng trong xây dựng, triển khai các chiến lược phát triển đất nước cũng như trong điều hành kinh tế - xã hội.

Cũng trong sáng 21/1 theo giờ Việt Nam, Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới 2017 đã bế mạc tại Davos, Thụy Sĩ sau 4 ngày làm việc với hàng trăm phiên thảo luận.

Trong số các vấn đề nóng bao trùm ngày họp cuối cùng có chính sách an ninh toàn cầu, cùng những bất ổn, hệ lụy của các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị mà các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt.

Thủ tướng gặp gỡ, tiếp xúc song phương tại Davos Thủ tướng gặp gỡ, tiếp xúc song phương tại Davos Nhiều kết quả quan trọng trong chuyến tham dự Hội nghị WEF tại Davos của Thủ tướng Nhiều kết quả quan trọng trong chuyến tham dự Hội nghị WEF tại Davos của Thủ tướng Diễn đàn Kinh tế Davos: Thách thức từ chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch Diễn đàn Kinh tế Davos: Thách thức từ chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước