Đề nghị kéo dài thực hiện Nghị quyết 42

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 01/06/2022 20:52 GMT+7

VTV.vn - Một số đại biểu Quốc hội đề nghị nên tiếp tục gia hạn thời gian thực hiện Nghị quyết 42 để đảm bảo an toàn hệ thống.

Qua gần 5 năm thực hiện Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng đã xử lý được 380.000 tỷ đồng, trong đó có gần 40% là do khách hàng vay vốn chủ động trả nợ. Điều đó khẳng định Nghị quyết 42 rất cần thiết và nên tiếp tục gia hạn thêm một thời gian để đảm bảo được an toàn hệ thống. Đây là đề nghị của một số đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận toàn thể hôm nay (1/6).

"Đến ngày 31/12/2021, số nợ xấu chưa được xử lý theo Nghị quyết 42 vẫn còn 412,7 nghìn tỷ đồng. Dự báo trong thời gian tới do tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 và bất ổn của tình hình chính trị thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam thì số nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42 có thể tiếp tục gia tăng, đặc biệt đối với các khoản vay trung và dài hạn. Do vậy, tôi nhất trí với việc đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định Nghị quyết số 42 của Quốc hội đến hết ngày 31/12/2023 và đưa nội dung này vào nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3", ông Phạm Hùng Thắng, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam, nêu ý kiến.

Đề nghị kéo dài thực hiện Nghị quyết 42 - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Việt Hà phát biểu. (Ảnh: TTXVN)

"Tôi thống nhất với việc kéo dài thực hiện Nghị quyết 42 trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay. Tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc việc thẩm định tài sản để hạn chế tình trạng tiêu cực trong việc thẩm định tài sản cho vay. Có như vậy mới hạn chế được sự gia tăng các khoản nợ xấu", ông Bùi Mạnh Khoa, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, đề xuất.

"Nếu dừng áp dụng Nghị quyết 42 sẽ tạo một khoảng trống pháp lý khiến cho công tác nợ xấu bị tắc nghẽn, tạo thách thức và áp lực lớn đối với công tác xử lý nợ xấu và có thể dẫn đến những hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế vĩ mô. Tôi xin đề nghị Quốc hội sớm luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, bởi những kết quả nghị quyết mang lại đã chứng minh tính đúng đắn, cần thiết của việc ban hành quy định pháp luật cho công tác xử lý nợ xấu", bà Nguyễn Việt Hà, Đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang, kiến nghị.

ĐBQH: Cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu ĐBQH: Cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu

VTV.vn - Góp ý về việc thực hiện Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước