Các khoản quyên góp được "bày biện" như sản phẩm, hành động quyên góp được thực hiện như mua hàng thanh toán không tiền mặt là cách Lazada tận dụng nền tảng thương mại điện tử sẵn có của mình để tổ chức hình thức quyên góp trực tuyến. Tất cả số tiền người dùng đóng góp từ nay đến hết tháng 5 thông qua Qũy Hy vọng được sử dụng để hỗ trợ các chiến sĩ tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Các ví điện tử với lợi thế gắn chặt với túi tiền người dùng cũng triển khai quyên góp. Theo đại điện Momo, với một số tiền quyên góp mà hình thức truyền thống phải mất 1 tháng mới đạt được thì khi thông qua nền tảng công nghệ rút ngắn chỉ còn tối đa 1 tuần. Giá trị quyên góp lại rất linh hoạt, có thể rất nhỏ từ 500 đồng hoặc được quy đổi bằng các tương tác của người dùng với ứng dụng...
Vì hình thức còn mới mẻ nên thách thức vẫn là gia tăng độ nhận biết và quan trọng hơn là niềm tin từ người dùng. Giới công nghệ kỳ vọng, các hoạt động quyên góp trong dịch COVID-19 sẽ mang tính tiên phong để nhân rộng hơn hình thức này trong tương lai.
Trước đó, Đề án 844 về Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia của Bộ Khoa học Công nghệ cũng đã tiếp nhận hơn 45 giải pháp hỗ trợ mùa dịch từ 40 công ty khởi nghiệp để chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Trong đó, nhiều startup đưa ra được các giải pháp xử lý trực tiếp tuyến đầu dịch và hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn. Doanh nghiệp công nghệ lớn, nhỏ đang thể hiện tư duy phát triển bền vững của những người làm chủ các ngành kinh tế tương lai.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!