Mặc dù hàng hóa chất đầy kho, chưa thể tiêu thụ, nhưng nhà máy nhôm Đô Thành vẫn duy trì sản xuất với phương pháp "3 tại chỗ". Việc ăn, ở và làm việc tại chỗ đã khiến chi phí của doanh nghiệp tăng thêm hơn 20% nhưng bù lại doanh nghiệp vẫn luôn hoạt động, không bị đứt gãy chuỗi cung ứng, ổn định thu nhập và giữ chân công nhân.
Tương tự, Cổ phần chần bông Tín Phát đã phải tiết giảm 30% lao động nhưng vẫn chi trả 50% tiền lương cho những người phải tạm nghỉ việc. Bù lại công nhân phải cam kết không được rời khỏi nơi cư trú và phải trở lại nhà máy làm việc khi dịch bệnh được khống chế.
Đại dịch COVID-19 đã đặt ra bài toán cho các doanh nghiệp về duy trì nguồn nhân lực và các công nghệ thay thế.
Các doanh nghiệp đưa ra nhiều giải pháp để khôi phục sản xuất. Ảnh minh họa - Dân trí.
Chẳng hạn, công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam cũng đã áp dụng phương pháp "3 tại chỗ", tăng phụ cấp cho nhiều nhân sự có năng lực và kinh nghiệm, để giữ chân công nhân, duy trì sản xuất nhưng doanh thu 6 tháng đầu năm nay vẫn bị sụt giảm 50%.
Sắp tới, doanh nghiệp sẽ đầu tư thêm thiết bị hiện đại, tự động hóa sản xuất, kỳ vọng để phục hồi và phát triển từ nay đến cuối năm.
Các doanh nghiệp cũng đề xuất, nếu công nhân đã được tiêm 2 mũi vaccine thì có thể được lưu thông qua các địa bàn khác nhau mà không bị cách ly y tế.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp mong muốn sớm được tiếp cận và hỗ trợ nguồn vốn ngân hàng với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ linh hoạt, giãn thu thuế để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn khôi phục sản xuất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!