Con số này tăng gấp 3 lần kể từ tháng 3/2013, nhiều tháng sau khi Thủ tướng Shinzo Abe tái đắc cử. Lượng tiền này đang được tích trữ trong các ngân hàng trên khắp Nhật Bản.
Kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe quay trở lại cầm quyền vào năm 2012, ông đã đẩy mạnh cải tổ cấu trúc quản trị doanh nghiệp, tìm cách khiến các công ty sử dụng vốn hiệu quả hơn thay vì để tiền nhàn rỗi trong tài khoản ngân hàng, những nỗ lực của ông Abe đã mang lại hiệu quả nhưng chưa nhiều.
Các nhà phê bình cho rằng các công ty Nhật Bản chưa tận dụng triệt để số tiền mặt họ có. Hoạt động mua bán và sáp nhập là một ví dụ. Tổng các thương vụ được công bố bởi các công ty niêm yết ở Nhật Bản năm nay đã giảm xuống còn 95 tỷ USD từ mức 215 tỷ USD trong cùng giai đoạn vào năm 2018.
Các công ty Nhật Bản đang ngồi trên đống tiền mặt và gửi ngân hàng với lãi suất bằng 0, điều này được cho là đang lãng phí. Các nhà đầu tư muốn các lãnh đạo doanh nghiệp nên đầu tư để tăng trưởng hoặc trả chúng lại cho cổ đông thay vì gửi trong ngân hàng.
Thói quen tiết kiệm của các lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản đã trở lên cố hữu, sau khi bong bóng tài sản bị vỡ vào đầu thập niên 90, kinh tế trì trệ sau đó khiến nhiều tổ chức tài chính sụp đổ và không thể cho các doanh nghiệp vay tiền, nên càng thúc đẩy tâm lý thận trọng cho hầu hết doanh nghiệp đến tận ngày nay.
Các doanh nghiệp Nhật Bản đã gửi lượng tiền mặt lớn vào hệ thống ngân hàng trên khắp Nhật Bản, dưới dạng tiền dự trữ của công ty, khiến cho các ngân hàng nước này đang nắm giữ một lượng tiền khổng lồ, ước tính còn cao hơn GDP của nhiều quốc gia khác.
Tiền mặt vẫn là số 1 ở Nhật Bản VTV.vn - Từng là quốc gia tiên phong trong các công nghệ về giao dịch không dùng tiền mặt, Nhật Bản hiện đang tụt hậu so với nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!