Doanh nghiệp ứng phó khi nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc về chậm

VTV Digital-Thứ năm, ngày 31/03/2022 10:05 GMT+7

VTV.vn - Hàng hoá, nguyên phụ liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc về chậm hơn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, buộc doanh nghiệp tìm giải pháp ứng phó.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc 13,7 tỷ USD nguyên phụ liệu ngành dệt, may, da, giày; nhập máy móc, phụ tùng 21,9 tỷ USD... Từ đầu tháng 2 đến nay, khi Trung Quốc tiêp tục thực hiện Chính sách "Zero COVID", tình hình giao thương, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung và từ các cảng biển Trung Quốc giảm công suất.

Công ty May 10 có một số đơn hàng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc đang về chậm 1 tháng so với kế hoạch, cá biệt có những đơn hàng vật tư chậm hơn đến 2 tháng. Khoảng 30 - 40% đơn hàng xuất khẩu bị chậm tiến độ vật tư về để bắt đầu sản xuất, doanh nghiệp.

"Nếu liên quan đến vấn đề logistics, chúng tôi phối hợp cùng khách hàng để thay đổi hình thức. Trước vận chuyển bằng đường biển thì thay bằng đường hàng không, thậm chí là bằng đường bộ", ông Bạch Thăng Long - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho hay.

Có lượng hàng thực hiện vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam chiếm khoảng 35% tổng các đơn hàng xuất nhập khẩu đa phương thức, Công ty Diamond Star Logistics cho biết, hiện tại 80 - 90% lô hàng từ Trung Quốc của các khách hàng thời gian này về chậm hơn từ 2 tuần đến 1 tháng.

Doanh nghiệp ứng phó khi nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc về chậm - Ảnh 1.

Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc 13,7 tỷ USD nguyên phụ liệu ngành dệt, may, da, giày. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, với một số ngành như điện tử, điện thoại... các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam khi thiết lập nhà máy nếu đã định hướng sử dụng chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu từ Trung Quốc thì sẽ không thể ngay lập tức thay đổi nguồn cung này.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho hay: "Các doanh nghiệp sẽ phải giãn tiến độ và điều này cũng thúc đẩy doanh nghiệp FDI tại Việt Nam liên kết và chuyển giao công nghệ mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp trong nước, hay nói cách khác là gia tăng số nhà cung cấp nguyên phụ liệu tại Việt Nam để có thể chủ động hơn trong việc cung cấp nguyên liệu".

Bộ Công Thương hiện vẫn tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành và UBND các tỉnh biên giới làm việc với phía Trung Quốc, qua đó khẳng định phía Việt Nam luôn chú trọng và đảm bảo công tác phòng chống dịch khi lưu thông hàng hoá qua cửa khẩu và cảng biển.

Các lệnh phong toả tại Trung Quốc gây thiệt hại ít nhất 46 tỷ USD/tháng Các lệnh phong toả tại Trung Quốc gây thiệt hại ít nhất 46 tỷ USD/tháng

VTV.vn - Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc vừa phải tiến hành đóng cửa từng phần để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước