Một dây chuyền tự động hóa hoạt động cầm chừng sau 2 năm hoàn thành lắp đặt. Nguyên nhân không phải là do doanh nghiệp thiếu vốn hay đầu tư không đồng bộ mà là vì công nghệ đòi hỏi phải có đủ 300 lao động kỹ thuật để vận hành đúng công suất. Sau 2 năm tìm kiếm ở khắp các trường, doanh nghiệp mới tuyển đủ người.
Khoảng 40% doanh nghiệp FDI cho biết họ rất khó tuyển lao động kỹ thuật. Tại tổ hợp điện tử LG Hải Phòng hiện đang có 45.000 lao động làm việc. Từ khi hoạt động đến nay, nhóm kỹ thuật viên các ngành cơ khí, điện, điện tử chưa bao giờ tuyển đủ số lượng cần dù mức lương đạt từ 10 triệu đồng trở lên. Dù mối liên hệ giữa các trường nghề và doanh nghiệp đã chặt chẽ hơn, số lượng đào tạo vẫn không đủ nhu cầu. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang "khát" lao động kỹ thuật và trả lương hoàn toàn theo thỏa thuận để thu hút lao động.
Thủ tướng Chính phủ đã định hướng tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, từ lao động giản đơn sang phức tạp, từ khu vực có giá trị gia tăng thấp lên cao. Và Việt Nam vẫn còn dư địa để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nhằm tăng năng suất lao động.
Lao động tay nghề cao, đòi hỏi tất yếu VTV.vn - Trước áp lực bị thất nghiệp, đã có nhiều công nhân phải tìm cho mình hướng đi là tham gia các khóa đào tạo để nâng cao tay nghề, điều khiển được máy móc, thiết bị mới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!