Khảo sát của mới đây của Nikkei cho thấy 70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro. Deep Knowledge Ventures, một quỹ đầu tư có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc), cũng công bố khảo sát cho thấy Việt Nam nằm trong top 3 tại ASEAN về điểm đến an toàn. Dòng vốn nước ngoài dịch chuyển vào Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phụ trợ mở rộng sản xuất.
Dù biết đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, nhưng hiện nay một số doanh nghiệp không thể mạo hiểm tăng công suất sản xuất, bởi thị trường bị thu hẹp, trong khi việc tiếp cận ngân hàng lại không dễ dàng.
Thêm vào đó, các chuỗi cung ứng toàn cầu khi chuyển dịch sản xuất sẽ kéo theo các nhà cung cấp cấp 1 (các F1) từ Trung Quốc, Hàn Quốc, điều này sẽ kéo theo sự cạnh tranh rất lớn.
Để tham gia vào chuỗi cung ứng của các FDI, doanh nghiệp phải trải qua quy trình đánh giá về giá cả, chất lượng sản phẩm đến quá trình sản xuất đạt chuẩn. Bên cạnh đó, chi phí bỏ ra để đáp ứng các chứng nhận sẽ tốn đến hàng chục triệu USD nhưng chưa chắc thành công. Vì vậy không ít doanh nghiệp vẫn đang loay hoay tìm hướng đi để nắm bắt được cơ hội.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!