Du lịch trực tuyến: Cơ hội “vàng” cho OTA trên sân nhà

Hùng Lĩnh-Thứ hai, ngày 26/10/2020 11:06 GMT+7

VTV.vn - Sau đợt cao điểm dịch, nhiều khách hàng đã chuyển sang du lịch tự túc. Sự thay đổi này của khách hàng đã mang lại lợi thế cho các OTA (đại lý du lịch trực tuyến).

Sau 2 đợt cao điểm dịch COVID-19, tháng 9 vừa qua ghi nhận con số kỷ lục, 90% khách hủy phòng khách sạn, homestay…

Không chỉ sa sút về lượng khách, mà ngành du lịch đang cho thấy những thay đổi trong hành vi. Thay vì chọn tour trọn gói từ các công ty du lịch, hiện các khách hàng đã chuyển sang du lịch tự túc. Sự thay đổi này đang mang lại lợi thế cho các OTA (đại lý du lịch trực tuyến), bởi sự linh hoạt về giá cả, đặt phòng khách sạn, đặc biệt hơn trong bối cảnh kích cầu du lịch nội địa. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt nắm bắt mở rộng thị phần, vốn trước đây nằm trong tay các doanh nghiệp ngoại.

Để thay đổi cách tiếp cận khách hàng, một đại lý du lịch trực tuyến bán các dịch vụ như phòng khách sạn, combo nghỉ dưỡng… theo hướng cá nhân hóa, kết nối địa phương gia tăng dịch vụ trải nghiệm. Nhờ đó, tháng 9 vừa qua, đại lý ghi nhận lượng đặt chỗ đã tăng 70%.

Du lịch trực tuyến: Cơ hội “vàng” cho OTA trên sân nhà - Ảnh 1.

Thay vì chọn tour trọn gói từ các công ty du lịch, hiện nhiều khách hàng đã chuyển sang du lịch tự túc. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Khảo sát của Hội đồng tư vấn du lịch, trong 10 người được hỏi, 4 người có xu hướng tự đặt tour trực tiếp, giữ thói quen đặt dịch vụ qua các nền tảng trực tuyến. Ngoài ra, gần 50% du khách có xu hướng đi theo hình thức cá nhân, ngắn ngày, chủ động được về thời gian, chi phí chuyến đi. Đây được xem là ưu thế của các OTA.

"Mình có thể thấy được hình ảnh của những dịch vụ của mình, có thể thấy được giá cả, đọc được bình luận. Qua đó mình có thể so sánh được dịch vụ nào đang phù hợp nhất với mình về chất lượng lẫn giá cả", chị Lê Nhật Khánh Hà, trú tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, cho biết.

Bên cạnh việc đưa ra sản phẩm mới đáp ứng đúng nhu cầu, các OTA trong nước còn gia tăng dịch vụ đi kèm. Ví dụ như, từ việc chỉ phát triển lượng khách hàng đặt chỗ trực tuyến, nay các OTA đầu tư thêm cho mạng lưới đại lý cá nhân, tức khách hàng có thể kiếm thêm thu nhập từ việc trở thành đại lý bán các dịch vụ du lịch, thủ tục đăng ký và hoạt động thông qua ứng dụng công nghệ.

Du lịch trực tuyến: Cơ hội “vàng” cho OTA trên sân nhà - Ảnh 2.

Sau 2 đợt cao điểm dịch COVID-19, tháng 9 vừa qua, 90% khách hủy phòng khách sạn, homestay... (Ảnh minh họa: Dân trí)

"Search, book tự động 100%, tự tạo tài khoản, tự nạp tiền…, ai ai cũng có thể tự book vé, tự xuất vé hoặc bán vé được. Hiện nay, chúng tôi có khoảng hơn 6.000 agent (đại lý), ước mơ của chúng tôi là đến cuối năm có 10.000 agent", ông Ngô Minh Đức, Chủ tịch HG Holding và Gotadi, chia sẻ.

Theo Outbox Consulting, đơn vị nghiên cứu thị trường, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, lượng đặt phòng của Booking trong quý II giảm đến 91%, còn Expedia ghi nhận doanh thu quý II giảm 82%. Do đó, đây là thời điểm vàng để OTA nắm bắt, mở rộng thị phần tại sân nhà.

Các đại lý du lịch trực tuyến xoay sở sau dịch Các đại lý du lịch trực tuyến xoay sở sau dịch

VTV.vn - Sau hai đợt cao điểm dịch COVID-19, tỷ lệ khách hủy phòng khách sạn, homestay đến 90% khiến các doanh nghiệp du lịch rơi vào cảnh lao đao.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước