Dự thảo Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường: Nhiều quy định thiếu khả thi

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 16/10/2021 20:58 GMT+7

VTV.vn - Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 do Bộ TN&MT soạn thảo đang trong thời gian thẩm định đã gặp phải nhiều phản ứng từ cộng đồng DN.

11 hiệp hội ngành hàng đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về 6 nội dung trong dự thảo nghị định, mang tính thiếu khả thi, thậm chí chưa phù hợp với luật. Trong khi đó, dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được cho là sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các ngành sản xuất và điều chỉnh các vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp.

Từ một chiếc chai đến một chiếc xe máy đều có quy định về tỷ lệ tái chế. Cơ sở nào để đưa ra các tỷ lệ này chưa rõ ràng. Đây là điểm trong dự thảo khiến cộng đồng doanh nghiệp phản ứng nhiều nhất.

Theo dự thảo, tỷ lệ tái chế của ngành sản xuất xe máy là 3%, tuy nhiên căn cứ đưa ra con số này là chưa rõ ràng. Tổng sản lượng trong một năm của toàn Hiệp hội xe máy Việt Nam là 3 triệu chiếc xe, hàng năm phải tái chế 90.000 chiếc xe. Chi phí bỏ ra quá lớn, nhưng quan trọng hơn là bất khả thi trong điều kiện của Việt Nam.

Dự thảo Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường: Nhiều quy định thiếu khả thi - Ảnh 1.

Phân loại rác tái chế tại điểm đổi rác phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). (Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN)

"Chúng ta chưa có chính sách cũng như chế tài nhằm khuyến khích chủ phương tiện thải bỏ và thực tế cũng chưa có nước nào trên thế giới làm như vậy, đặc biệt là việc tái chế ô tô, xe máy cần phải có nhà máy, công nghệ, chứ không thể trong thời gian ngắn mà có được", ông Lê Hữu Phúc, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty Honda Việt Nam, cho biết.

"Ô tô, xe máy là phương tiện cá nhân, trong trường hợp phải thải bỏ, người chủ sở hữu thường bán cho các cơ sở phế liệu, và nếu thực hiện theo dự thảo nghị định này, doanh nghiệp chúng tôi sẽ phải cạnh tranh với các cơ sở phế liệu. Điều này không đúng với mục đích và ngành nghề kinh doanh của chúng tôi", ông Đậu Quang Huy, Phó Chủ tịch Hiệp hội xe máy Việt Nam, cho hay.

Doanh nghiệp có thể tự xử lý, nhưng tái chế là một hoạt động có điều kiện, doanh nghiệp muốn tự làm phải lập thêm một ngành nghề mới. Nếu không tự thực hiện, dự thảo quy định doanh nghiệp đóng góp tiền tái chế qua cơ chế văn phòng trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Khoản tiền doanh nghiệp phải nộp gọi là khoản đóng góp, không phải là phí, lệ phí nên không chịu sự điều chỉnh của Luật Phí và Lệ phí. Trong khi cơ sở pháp lý của cơ chế này cũng khiến các chuyên gia nghi ngại.

Chính sách cần dựa trên thực tế lắng nghe phản hồi để có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn. Bộ Tư pháp cũng đã đề xuất nhiều điểm cần chỉnh sửa, nhưng việc tiếp thu ra sao phụ thuộc vào ban soạn thảo.

Hà Nội sẽ đổi xe máy cũ lấy xe mới để bảo vệ môi trường từ tháng 9/2021 Hà Nội sẽ đổi xe máy cũ lấy xe mới để bảo vệ môi trường từ tháng 9/2021

VTV.vn - Từ tháng 9/2021 đến tháng 6/2022, Hà Nội thực hiện kế hoạch kiểm tra khí thải đối với xe máy, người dân nếu đổi xe máy cũ sang xe mới sẽ được hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước