Khai thác dầu mỏ ở Nga. Ảnh: Bloomberg.
Nguyên nhân là vì Ba Lan cho rằng mức trần phải được đặt thấp hơn đề xuất của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) là 65 - 70 USD/thùng mới có thể cắt giảm khả năng tài chính của Moskva. Trước đó, Ba Lan cùng Litva và Estonia đã đề xuất áp giá trần 30 USD/thùng.
Dự kiến việc áp giá trần này sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12 tới nhưng hiện EU vẫn chưa ấn định thời điểm mới để tiến hành đàm phán.
Nếu không có thỏa thuận nào đạt được trước ngày 5/12, EU sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn. Theo đó cấm nhập khẩu dầu thô của Nga từ ngày 5/12 và các sản phẩm dầu mỏ của Nga từ ngày 5/2 năm sau.
Hungary và hai quốc gia Trung Âu không giáp biển khác được miễn trừ và được tiếp tục nhập khẩu dầu của Nga qua hệ thống đường ống.
EU gần đây đã thông qua hàng loạt giải pháp để giảm thiểu tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại, từ giảm tiêu thụ cho đến áp thuế lợi tức phụ thu để thu hồi một phần lợi nhuận từ các nhà sản xuất năng lượng. Tuy nhiên, liên minh vẫn bị chia rẽ về việc có nên áp giá trần khí đốt hay không.
Ngày 24/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo những nỗ lực của phương Tây nhằm áp giá trần đối với dầu mỏ Nga có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trên thế giới. Tuyên bố của Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Putin đưa ra cảnh báo trên trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Iraq Mohammed al-Sudani diễn ra cùng ngày.
Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Putin đã đề cập việc một số nước phương Tây tìm cách áp đặt mức giá trần đối với dầu thô của Nga. Ông nhấn mạnh rằng những hành động như vậy "trái với các nguyên tắc của quan hệ thị trường và rất có nguy cơ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với thị trường năng lượng toàn cầu".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!