Xếp cuối bảng xếp hạng là giá thịt ở Montenegro, nơi chi phí thịt trung bình chỉ bằng 62% so với mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU). Thụy Sĩ đứng đầu với mức giá cao gấp 2,28 lần so với mức trung bình của EU. Thịt bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê, thịt gia cầm, các loại thịt khác và nội tạng ăn được, đặc sản và các chế phẩm thịt khác.
Nghiên cứu so sánh giá thịt trung bình trên 38 quốc gia châu Âu với giá thịt trung bình trên toàn EU (gồm 28 quốc gia). Giá thịt ở Thụy Sĩ đã tăng cao trong năm 2018, nhưng thấp hơn so với năm 2017 khi nó cao gấp 2,4 lần mức trung bình của châu Âu.
Các quốc gia khác có thịt đắt đỏ bao gồm Iceland (1,65 lần), Na Uy (1,55), Áo (1,46 lần), Luxembourg (1,42 lần), Pháp (1,31 lần), Bỉ (1,26 lần), Hà Lan (1,23 lần), Phần Lan (1,22 lần), Đan Mạch (1,21 lần) và Italy (1,2 lần). Giá tại Anh (0,95 lần), Hy Lạp (0,91 lần), Tây Ban Nha (0,89 lần) và Bồ Đào Nha (0,83 lần) đều ở dưới mức trung bình của EU. Giá tại Đức gấp 1,06 lần mức trung bình của EU.
Tại Thụy Sĩ, giới hạn miễn thuế đối với thịt là 1kg mỗi người. Nếu vượt quá trọng lượng này, mức thuế 17 CHF phải trả cho mỗi kg quá giới hạn cho phép.
Chỉ có sữa, phô mai và trứng là có mức giá tương đối phải chăng ở mức cao hơn trung bình là 1,35 lần. Rượu và thuốc lá thậm chí còn rẻ hơn: rượu có giá gấp 1,17 lần so với mức trung bình của châu Âu, thuốc lá gấp 1,21 lần.
Sản xuất protein thịt đòi hỏi lượng nước gấp 26 lần so với protein thực vật, gấp 17 lần về diện tích đất. Với lượng khí thải carbon cao của thịt, giá thịt cao của Thụy Sĩ cần thiết để thúc đẩy mọi người hướng tới chế độ ăn giàu thực vật thân thiện với môi trường hơn. Giá trái cây và rau quả ở Thụy Sĩ chỉ cao hơn 1,53 lần so với EU. Trung bình mỗi người Thụy Sĩ tiêu thụ 52kg thịt mỗi năm, ít hơn so với mức trung bình 65kg mỗi người mỗi năm của các nước láng giềng EU.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!