Tuy nhiên, thông tin về việc lãi suất tại Mỹ có thể được cắt giảm bắt đầu muộn nhất vào tháng 12 tới đã hạn chế đà tăng của dầu. Khép phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 68 xu Mỹ, tương đương 0,83%, lên 82,60 USD/thùng, giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 60 xu Mỹ, tương đương 0,77%, lên 78,50 USD/thùng.
Giá dầu đã giảm hơn 2% vào tuần trước sau khi Tổ chức các Nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, thông báo có thể sẽ dần loại bỏ việc giảm sản lượng bắt đầu từ tháng 10.
Căng thẳng tại Trung Đông tiếp tục diễn biến phức tạp. Mặc dù chưa ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung dầu toàn cầu, nhưng các nhà đầu tư đã tính đến rủi ro này, đẩy giá dầu thô kỳ hạn lên cao.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 12/6 cũng cho biết lượng dầu dự trữ của nước này bất ngờ tăng 3,7 triệu thùng lên 459,7 triệu thùng vào cuối tuần trước, so với dự kiến giảm 1 triệu thùng. EIA cho biết lượng dự trữ xăng cũng tăng nhiều hơn dự kiến, tăng 2,6 triệu thùng lên 233,5 triệu thùng, so với dự báo tăng 900.000 thùng của các nhà phân.
Theo thông tin từ báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) vừa công bố. Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ chững lại ở mức 106 triệu thùng/ngày vào cuối thập kỷ này. Trong khi khả năng cung cấp tổng thể có thể đạt 114 triệu thùng/ngày. Điều này sẽ dẫn đến dư thừa khoảng 8 triệu thùng/ngày.
IEA lưu ý các nước châu Á đang phát triển nhanh như Trung Quốc, cùng với lĩnh vực hàng không và hóa dầu vẫn sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ. Tuy nhiên, sự chuyển đổi sang sử dụng xe điện cùng với việc tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu sẽ giúp hạn chế mức tăng nhu cầu chung.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!