Giá gạo tăng nhưng sản lượng xuất khẩu lại giảm mạnh

VTV Digital-Thứ năm, ngày 29/04/2021 08:52 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn-Quý 1 năm 2021, xuất khẩu gạo đạt gần 1,2 triệu tấn, giá bình quân 544 USD/ tấn. Mức giá bình quân tăng đến 18%. Tuy nhiên, giá cao lại là một thách thức với xuất khẩu.

Quý I/2021, Công ty cổ phần Pan Farm đã giảm 15% sản lượng gạo xuất khẩu do giá thu mua gạo đầu vào tăng đến khoảng 18%. Trong khi đó, giá hợp đồng xuất khẩu thì đã được cố định trước đó. Thậm chí, có lúc doanh nghiệp còn không thu mua được gạo được khi giá biến động lớn, càng xuất nhiều sẽ càng lỗ.

Ông Nguyễn Khánh Quỳnh, Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Pan Farm cho biết: "Mặc dù được mùa được giá, về mặt xuất khẩu chung là thuận lợi nhưng phần đa các doanh nghiệp khó khăn vì giá thu mua tăng lên nhanh quá so với giá xuất khẩu. Nếu làm sòng phẳng ra là bị lỗ". 

Giá gạo Việt Nam đang cao hơn nhiều so với gạo Thái Lan, Philippines, Ấn Độ, châu Phi... Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá gạo tăng thì tốt đối với người nông dân, nhưng đang ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam cần giải quyết được bài toán về giá gạo để duy trì xuất khẩu.

Giá gạo tăng nhưng sản lượng xuất khẩu lại giảm mạnh - Ảnh 1.

Dù giá thấp nhưng các chuyên gia khuyến cáo cũng không nên giảm lượng xuất khẩu vì ảnh hưởng đến giá sau này (Ảnh minh họa)

"Khi giá xuất khẩu cao thì bà con nông dân sẽ được hưởng. Tuy nhiên, vấn đề là nếu không xuất khẩu được lượng đã sản xuất ra thì sẽ gây ứ đọng. Điều này cũng tác động đến giá sau này", ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay. 

Quý I, xuất khẩu gạo giảm mạnh 30,4% về lượng và 17,4% về giá trị. Ngoài yếu tố về mùa vụ trong nước tác động lên giá gạo. Bộ Công Thương xác định 3 yếu tố tác động giảm xuất khẩu gạo nước ta:

Đầu tiên là cung cầu gạo thế giới và giá vận chuyển bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh; các thị trường lớn nhập khẩu gạo Việt Nam thực hiện chính sách tự túc nguồn cung và cuối cùng là các thị trường khác hoãn nhập khẩu để chờ giá gạo tốt hơn.

"Để có thể duy trì xuất khẩu gạo trong thời gian tới, doanh nghiệp xuất khẩu gạo nên khai thác lợi thế của các hiệp định thương mại tự do FTA trong thời gian tới để mở ra thêm thị trường mới", ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết. 

Bộ Công Thương cũng lưu ý đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, ngoài việc đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hạt gạo thì vẫn cần duy trì mức giá cạnh tranh để duy trì sản lượng xuất khẩu.

Nguy cơ mất thương hiệu gạo ST25: Sảy một ly, đi một dặm... Nguy cơ mất thương hiệu gạo ST25: Sảy một ly, đi một dặm...

VTV.vn - Vừa mới "phất lên" trên thị trường thế giới được khoảng 2 năm nay, hiện gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua đang bị 4 doanh nghiệp ngoại đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mỹ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước