Sau 2 buổi khảo sát thực tế tại những địa bàn đang chịu hạn hán nặng nhất ở Ninh Thuận, đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo các ban ngành của địa phương.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận, hiện 21 hồ thủy lợi đã cạn nước, nguồn nước duy nhất để người dân có thể sản xuất là nước xả từ các hồ thủy điện. Tuy nhiên, nguồn nước này cũng chỉ có thể đảm bảo cho 60% diện tích.
Đến thời điểm này, Ninh Thuận đã có 6.100 ha đất lúa không có nước phải bỏ trắng. Trong đó nhiều xã đã bỏ sản xuất từ 2 - 4 vụ.
Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Tại xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, 68 giếng đào hiện nay chỉ còn 3 giếng có nước, 120 giếng khoan chỉ có 35 giếng có nước. Tại xã Phước Dinh, từ năm 2013, nguồn nước ngầm ở đây còn bị nhiễm mặn khiến người dân phải mất chi phí mua nước cao.
Có mặt tại Ninh Thuận thời điểm này, đại diện Ngân hàng Thế giới cho rằng Việt Nam đã và đang phải gánh chịu những tác động mạnh từ biến đổi khí hậu và cần sớm có giải pháp hiệu quả.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.