Tàu X-press Makalu cập cảng Hải Phòng. Ảnh: TTXVN
Cụ thể, 49 bến cảng gồm bến cảng Hải Phòng (Hoàng Diệu); Vật Cách; Đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ; Xăng dầu 19-9; Đoạn Xá; Transvina; Hải Đăng; Greenport; Chùa Vẽ; Cửa Cấm; Thủy sản II; Thượng Lý; Gas Đài Hải; Total Gas Hải Phòng; xăng dầu Petec Hải Phòng; cảng khí hóa lỏng Thăng Long; đóng tàu Bạch Đằng; cảng Caltex; bến cảng công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu; đóng tàu Phà Rừng; Lilama Hải Phòng; cảng cá Hạ Long; cảng cơ khí Hạ Long; cảng dầu K99; cảng Biên phòng; cảng Công ty 128; cảng thiết bị vật tư Chùa Vẽ; cảng Đông Hải; Hải An; Tiến Mạnh; Tân Vũ; bến cảng trang trí công ty 189; Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tự Long; Nam Hải; Công ty vận tải và cung ứng xăng dầu (Quỳnh Cư); cảng DAP (hóa chất Việt Nam); PTSC Đình Vũ; cảng công ty Hóa dầu quân đội (Mipec); Công ty TNHH MTV 189; Euro Đình Vũ; Công ty Cổ phần Dầu khí Hải Linh Hải Phòng; Nam Hải Đình Vũ; cảng Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng; cảng Container Vip Greenport; cảng Việt Nhật; cảng Nam Ninh; bến cảng chuyên dùng rau quả, thực phẩm tổng hợp Hùng Vương; cảng Nam Đình Vũ; bến cảng Container quốc tế Hải Phòng thuộc Khu Bến cảng Lạch Huyện.
Tại Quyết định này, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn việc thực hiện quản lý, khai thác bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật. Hàng năm tổ chức cập nhật, trình Bộ Giao thông Vận tải công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định.
Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp tham mưu cho lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải trong tổ chức quản lý, khai thác và công bố Danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam theo quy định.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!