Hàng loạt khó khăn trong nội tại nền kinh tế

Tài Phan (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ năm, ngày 19/11/2015 22:37 GMT+7

Các đại biểu tham gia Diễn đàn

VTV.vn - Đó là nhận định đáng chú ý được đưa ra trong Diễn đàn tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam do Viện Kinh tế Việt Nam vừa tổ chức.

Sau 30 năm, từ kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường. Công nghiệp tăng, tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP giảm mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nông nghiệp mới chỉ đạt về lượng chứ chưa tạo được GTGT cao.

TS. Nguyễn Tuấn Anh, Viện Kinh tế Việt Nam nói: ‘Việt Nam chỉ như một ông nông dân bước vào thế giới của chip vi tính. Chúng ta tự hào là nước xuất khẩu lương thực, nhưng trong năm 2013 chúng ta xuất khẩu gạo là 3 tỉ USD, thì chúng ta nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cũng là lương thực, ngô, đậu tốn 4 tỉ USD’.

Từ 1990-2010, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam liên tục cao thứ nhì thế giới, đạt hơn 7%, và chỉ sau Trung Quốc. Động lực chính cho mức tăng trưởng này từ nguồn vốn FDI, nhưng bản thân nguồn vốn này vẫn chưa được tận dụng triệt để.

GS.TSKH Nguyễn Quang Thái - Tổng Thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho rằng: ‘Doanh nghiệp nước ngoài hiện chiếm 70% giá trị sản xuất công nghiệp, nhưng giá trị gia tăng trong GDP chỉ chiếm 20%, tức là phần đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp’.

Hàng loạt khó khăn trong nội tại nền kinh tế đang bộc lộ đúng lúc Việt Nam ký các hiệp định thương mại tự do với khu vực và thế giới. Do đó, đổi mới là cách duy nhất để không bị nhấn chìm bởi áp lực từ nước ngoài.

Nếu như nền kinh tế của Việt Nam từng được ví như con tàu điện leng keng, chậm rãi thì giờ đã là con tàu lớn. Nhưng chạy trên đường cao tốc, để cạnh tranh được với các con tàu siêu tốc từ quốc tế, con tàu Việt Nam đang cần một động lực mới.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước