Ở giữa trung tâm của "cơn bão" đang quét qua ngành ngân hàng Đức là Deutsche Bank. Cụ thể, Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất nước Đức đang có một năm tồi tệ với giá trị thị trường đã "bay" mất một nửa.
Không chỉ làm ăn khó
khăn, Deutsche Bank còn đứng trước khoản phạt khổng lồ 14 tỷ USD từ nhà
chức trách Mỹ. Mặc dù vẫn đang nỗ lực thoát số tiền phạt này, nhưng nhiều người
tin rằng, chỉ có chính phủ Đức mới cứu được Deutsche Bank, một kịch bản mà không ai
mong muốn.
"Lúc này cứu trợ khẩn
cấp cho Deustche Bank không phải ưu tiên của chính phủ Đức bởi bầu cử sẽ diễn
ra vào năm sau và các cử tri không ủng hộ việc cứu trợ ngân hàng. Với tài
sản hiện nay, Deutsche Bank chắc chắn cần được rót tiền từ ngoài vào để trả
được khoản phạt nói trên", ông Tom Stevenson, Giám đốc đầu tư hãng Fidelity International.
Không chỉ Deutsche Bank, Commerzbank cũng đang lâm vào tình cảnh khó khăn (Ảnh: Hannelore Foerster | Bloomberg | Getty Images)
Ngân hàng đứng tiếp
theo sau Deutsche Bank là Commerzbank vừa tuyên bố sẽ sa thải đến 10.000 nhân viên và bỏ trả cổ tức cho năm nay để khắc phục các khó khăn. Nhiều chuyên
gia cho rằng, với tình hình hiện nay, các biện pháp tái cơ cấu này là khó
tránh khỏi.
"Các ngân hàng Đức và
phần lớn ngân hàng châu Âu đều đang gặp thách thức lớn với lãi suất thấp và
điều kiện kinh doanh ngày một khắt khe. Cắt giảm nhân công và cổ tức có thể là
biện pháp cần thiết, nhưng nó cũng là dấu hiệu cho thấy ngành ngân hàng đang
khó khăn như thế nào", ông Richard Hunter, Quỹ đầu tư Wilson King cho biết.
Dù chính quyền Đức và các
nước châu Âu đã lên tiếng trấn an rằng, khó khăn hiện nay sẽ không dẫn tới
những "Lehman Brothers" mới ở châu Âu song trước mặt các ngân hàng Đức
lúc này vẫn là một tương lai khá mờ mịt.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!