Theo kế hoạch, đến năm 2030, tỉnh Hậu Giang sẽ hình thành 6 - 7 tổ hợp vui chơi, giải trí và có ít nhất 2 sản phẩm văn hóa văn nghệ mang tính đặc trưng cho địa phương.
Ngoài ra, địa phương này cũng sẽ xây dựng ít nhất 4 tuyến du lịch kết hợp giữa ban ngày và ban đêm với thời gian lưu trú trung bình từ 2 - 3 ngày. Mục tiêu của địa phương là đến năm 2030 sẽ đón khoảng 1,5 triệu lượt du khách với tổng doanh thu ước đạt khoảng 1.500 tỷ đồng.
Chợ đêm Vị Thanh nhìn từ trên cao. (Ảnh: PLO)
Khai thác kinh tế đêm
Tại nhiều thành phố lớn trong cả nước, cụm từ "kinh tế đêm" đã không còn xa lạ. Có thể kể đến nhiều địa phương như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hay Hội An.
Tuy nhiên tại khu vực ĐBSCL, đây là vấn đề còn khá mới mẻ. Nhiều địa phương mới bắt đầu tập trung khai thác nên đem lại cảm giác vừa lạ lẫm, lại vừa ấn tượng. TP Cần Thơ cũng vừa bắt đầu triển khai đề án phát triển kinh tế đêm.
Cứ đến 18h, phố đi bộ Ninh Kiều, TP Cần Thơ bắt đầu lên đèn. Trên chiều dài khoảng 700 m, du khách vừa có thể tham quan, chụp ảnh, vừa thưởng thức ẩm thực và mua sắm. Với họ, đó là ấn tượng khó quên trong chuyến du lịch tại vùng sông nước miền Tây.
"Rất đông, rộng, mát mẻ. Ở đây con người rất thân thiện. Món ăn rất là ngon. Đi một lần là muốn đến một, hai, ba lần nữa", chị Vũ Thị Hương, du khách Phú Thọ, chia sẻ.
Phố đi bộ hoạt động, cả tuyến đường nhỏ bỗng trở thành một sân khấu lớn. Thanh âm rộn ràng. Ánh sáng đầy màu sắc. Sự xuất hiện của các bạn trẻ tạo nên không khí đầy sôi động bên dòng sông Hậu.
Giữa màn đêm, thành phố bỗng trở nên lung linh. Tuyến phố đi bộ đã và đang góp phần tô điểm cho diện mạo mới trong hoạt động du lịch của thành phố trung tâm vùng ĐBSCL.
Đánh thức kinh tế đêm Hà Nội VTV.vn - Từ 19h tối 24/11, chương trình khuyến mại "Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnight Sale 2022" chính thức khởi động. Chương trình góp phần đánh thức kinh tế đêm tại Hà Nội.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!