TIN TỨC
Chính trị
Xã hội
Pháp luật
Tin Thế Giới
Tin tức
Thế giới đó đây
Câu chuyện quốc tế
Kinh Tế
Bất động sản
Tài chính
Thị trường
Góc doanh nghiệp
VTV
Truyền Hình
Phim VTV
Hậu trường
Nhân vật
Góc khán giả
Giải Sao Mai
Người Việt bốn phương
ĐỜI SỐNG
Văn Hóa - Giải Trí
Điện ảnh
Âm nhạc
Đời sống
Du lịch
Làm đẹp
Chất lượng cuộc sống
Sức khỏe
Tấm lòng Việt
THỂ THAO
Bóng đá Việt Nam
Bóng đá quốc tế
Quần vợt
Video
Các môn khác
Bên lề
CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC SẮC
Sự kiện & bình luận
Toàn cảnh thế giới
Tạp chí kinh tế cuối tuần
Giao lưu trực tuyến
Lịch phát sóng
Magazine
KHÁC
Công Nghệ
Sản phẩm
Tư vấn
Hitech Công nghệ tương lai
Giáo Dục
Học trực tuyến
VTV8
Liên hệ tòa soạn
Kinh tế
Đăng nhập
Đăng ký
Theo VOV-Thứ ba, ngày 25/05/2021 08:20 GMT+7
Nếu trước đây những con phố Kim Mã, Xuân Thủy, Đê La Thành, Hàng Bông... của Hà Nội luôn sầm uất các cửa hàng kinh doanh với lượng người mua - bán tấp nập, thì giờ đây, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 dần trở nên vắng vẻ, đìu hiu mỗi ngày.
Hàng loạt cửa hàng kinh doanh ở những con phố sầm uất bậc nhất Hà Nội phải tạm ngừng kinh doanh chờ dịch qua đi.
Các cửa hàng kinh doanh thời trang, công ty lữ hành, kinh doanh đồ ăn uống hay làm đẹp...đóng cửa im lìm, nhiều của hàng treo biển săn nhượng vì không chịu được chi phí thuê nhà, nhân viên.
Trong đó, chịu ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất có lẽ là các cửa hàng ăn uống.
Sự nhộn nhịp kẻ mua người bán giờ không còn...
Theo các chủ cửa hàng kinh doanh ở phố cổ Hà Nội, nguồn thu chính của họ đến từ khách du lịch, người nước ngoài... nhưng giờ đây thì làm gì có, nên có mở cũng chẳng có ai mua.
Tại một số con phố khác của Hà Nội, nhiều chủ cửa hàng đang cố gắng bán thanh lý hết đồ để trả mặt bằng kinh doanh.
Theo một chủ cửa hàng kinh doanh đồ gỗ trên phố Đê La Thành (Hà Nội), dịch COVID-19 khiến hàng bán chậm, tiền lời không đủ trả thuê mặt bằng.
Một số cửa hàng kinh doanh đang cố tìm cách "bám trụ" bằng các hình thức bán hàng mang về, bán online... để mong có thể duy trì chờ dịch qua.
Một số khác thì tìm cách lắp các vách ngăn để người đến ăn uống cảm thấy yên tâm phần nào.
Tuy nhiên, theo một chủ quán, đây cũng chỉ là phương pháp tạm thời được các quán áp dụng mong kéo khách tới cửa hàng. Nhưng, lượng khách tìm đến quán mỗi ngày cũng chỉ tính trên đầu ngón tay.
Hay một số cửa hàng khác thì chọn phương án là kết hợp kinh doanh nhiều chúng loại mặt hàng để gia tăng thu nhập lúc nhàn rỗi.
Hiện, số lượng các chủ kinh doanh đóng cửa và trả lại mặt bằng tại Hà Nội đang ngày một nhiều lên. Người đi đường sẽ không khó để nhìn thấy những thông báo cho thuê nhà, mặt bằng kinh doanh tại nhiều tuyến phố Hà Nội mà trước đây đi tìm một chỗ trống cũng khó.
Nhiều cửa hàng có mặt tiền, diện tích lớn căng biển cho thuê nhưng gần như chẳng có ai hỏi.
Chị Lan Anh - đang có một cửa hàng cần cho thuê ở Kim Mã cho biết, dịch dã khiến người kinh doanh cũng khó mà người cho thuê mặt bằng như chị cũng nản. Trước kia chỉ cẩn trống vài hôm là có người tới hỏi liền, nhưng giờ thì cả tháng chả ai gọi điện hỏi thuê. "Tôi cũng đã giảm giá, cho trả dần theo tháng nhưng hơn tháng nay từ khi đơn vị cũ trả mặt bằng tới giờ mà vẫn chưa cho thuê được".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Từ khóa:
Cùng chuyên mục
EU nâng tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam lên 20%
VTV.vn - Theo thông báo mới nhất tại EU, khu vực sẽ tăng tần suất kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với sầu riêng Việt Nam từ 10% lên 20% tại biên giới.
Một doanh nghiệp chi hơn 750 tỷ đồng thưởng Tết...
Quốc gia mới nhất "cấm cửa" TikTok
Giá vàng cuối tuần bật tăng
Giá gạo xuất khẩu giảm
TIN MỚI