Hoàn thiện cơ chế khơi thông dòng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

VTV Digital-Thứ ba, ngày 30/07/2024 16:13 GMT+7

VTV.vn - Ban soạn thảo dự án Luật Quản lý, Đầu tư Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa qua đã có cuộc toạ đàm tại Sở Tài chính TP Hà Nội.

Đây cũng là dịp để doanh nghiệp tiếp tục bày tỏ nguyện vọng hoàn thiện cơ chế khơi thông dòng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Một số vấn đề liên quan tới tăng vốn điều lệ được các doanh nghiệp đặt ra, mong muốn tiếp tục được tháo gỡ trong dự án luật.

Ông Ngô Xuân Phú - Thành viên HĐTV, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội nếu ý kiến: "Các dự án được giao vốn và giao tài sản thì hiện nay để việc bổ sung tài sản vào vốn điều lệ của tổng công ty chưa được hướng dẫn cụ thể".

Bà Trần Thị Thu Liên - Kế toán trưởng Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội cho hay: "Cả giai đoạn 10 năm vừa qua thì lĩnh vực xây dựng không thuộc đối tượng mà được tiếp tục đầu tư vốn nên khi các công ty con và công ty thành viên muốn tăng vốn chúng tôi không theo được".

Cơ chế lương thưởng cũng là chủ đề được quan tâm, đặc biệt là việc ai sẽ trả thưởng cho người đại diện phần vốn Nhà nước.

"Ví dụ như Nhà nước cử người đại diện xuống, với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thì sử dụng quỹ đầu tư phát triển không có gì bất cập, nhưng với doanh nghiệp Nhà nước nắm dưới 100% mà sử dụng quỹ đó chi tiền thưởng không phù hợp, mà anh phải sử dụng nguồn của Nhà nước để chi trả", ông Hồ Quý Sáng - Trưởng phòng Tài chính Doanh nghiệp, Sở Tài chính TP Hà Nội nêu quan điểm.

Hoàn thiện cơ chế khơi thông dòng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Ảnh: PLO)

Cũng liên quan tới mức lợi nhuận sau thuế để lại cho quỹ đầu tư phát triển, dự thảo luật đưa ra 3 phương án: 50%, 80%, và 100%.

Ông Nguyễn Duy Long - Trưởng phòng Chính sách Tổng hợp, Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết: "Đến nay gần 200 ý kiến tham gia dự thảo luật. Các cơ quan luật, doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu nghiêng về phương án 80% trích lập quỹ đầu tư để đảm bảo doanh nghiệp có nguồn lực đầu tư. Còn lại phải đảm bảo có một phần cho chủ sở hữu với vai trò nhà đầu tư để có nguồn lực thực hiện mục tiêu khác".

Một số điểm được đề nghị tiếp tục làm rõ, như xác định thế nào là doanh nghiệp có vốn Nhà nước đầu tư khác, hay chuyển nhượng tài sản là giá trị quyền sử dụng đất thì phải tuân thủ những Luật nào nữa để đảm bảo tính thống nhất.

Doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện '5 tiên phong' Doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện "5 tiên phong"

VTV.vn - Chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh "5 tiên phong" với doanh nghiệp nhà nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước