Bộ NN&PTTN định hướng đến năm 2020 sẽ chuyển đổi khoảng 700.000 ha trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác, trong đó chủ yếu là ngô. Tuy nhiên, trên thực tế, do chưa được đầu tư bài bản nên chủ trương này rất khó thành công. Ngay cả khi giống ngô chuyển gen đã được chính thức đưa vào trồng đại trà tại Việt Nam giúp năng suất ngô tăng tới 20% ở các mô hình, nhưng trái với kỳ vọng, sau 3 năm triển khai, diện tích ngô chuyển gen cũng mới chỉ đạt khoảng 100.000 ha, tức khoảng 10% tổng diện tích trồng ngô trên cả nước.
Mặc dù giống ngô chuyển gen giúp anh Giang (xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) đạt năng suất khoảng 10 tấn/ha, cao gấp đôi năng suất ngô trồng ở Sơn La, nhưng lợi nhuận thu được lại không cao như kỳ vọng. Nguyên nhân là bởi mảnh ruộng này chỉ hợp trồng ngô mỗi năm 1 vụ. Hệ thống thủy lợi không đảm bảo cho việc tiêu úng nước vào mùa mưa, trong khi đó ngô lại là cây trồng cạn.
Cho đến lúc này, nhiều nông dân nhận định, nếu muốn tạo ra đột phá, các cánh đồng ngô cần phải được sắp xếp lại. Việc cải thiện giống là quan trọng nhưng cơ giới hóa và tổ chức cánh đồng lớn mới là khâu quyết định.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!