Ngày 3/11, Dự thảo Quản lý nợ công được đưa ra thảo luận tại Quốc hội. Với những thay đổi trong phạm vi nợ công, Dự thảo Quản lý nợ công mới đặc biệt thu hút sự chú ý trong bối cảnh nợ công đã gần chạm trần 65% Quốc hội cho phép.
Theo luật hiện hành, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ địa phương và nợ chính phủ bảo lãnh. Nợ doanh nghiệp Nhà nước tự đi vay vốn dĩ không được tính vào nợ công nhưng trong thực tế, một số doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thường đề xuất Chính phủ trả thay bởi vậy sẽ khiến túi nợ công phình to.
Dự thảo luật mới nhấn mạnh không chuyển nợ doanh nghiệp Nhà nước thành nợ công. Theo các chuyên gia, quy định này sẽ khiến doanh nghiệp Nhà nước gắn chặt huy động và sử dụng vốn với trách nhiệm trả nợ.
Ngoài ra, dự thảo luật mới cũng đưa ra bộ chỉ tiêu an toàn nợ công bao gồm: Nợ công so với GDP; Nợ của Chính phủ so với GDP; Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia hiện đàm phán vay nợ do 3 cơ quan thực hiện là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, trách nhiệm trả nợ thuộc duy nhất một đầu mối là Bộ Tài chính. Vì vậy, nên xem xét gắn trách nhiệm vay và trả nợ vào một đầu mối.
Xây dựng Luật nhằm nhanh chóng kiểm soát chặt chẽ nợ công càng trở nên cần thiết khi tỷ lệ nợ công đến cuối năm nay dự kiến khoảng 62,6% GDP.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!