Hiện các địa phương trên chỉ chú trọng đầu tư chăm sóc, thâm canh tăng năng suất, sản lượng mủ cao su để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong thời gian vừa qua, việc thực hiện các dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt, đất lâm nghiệp sang trồng cao su nhìn chung chưa đạt hiệu quả kinh tế - xã hội. Vì vậy, từ năm 2016 trở lại đây, các tỉnh Tây Nguyên thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng, không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác cũng như không chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp dài ngày nói chung, cây cao su nói riêng.
Theo thống kê, các tỉnh Tây Nguyên hiện có tổng diện tích cao su trên 251.348ha, trong đó có 139.115ha cao su đã đưa vào kinh doanh khai thác mủ, đồng thời có 220 dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt và đất lâm nghiệp sang trồng 73.131ha cao su.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!