Phần lớn các đại biểu đều nhất trí quy định được nêu trong dự thảo Nghị quyết là không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu cũng như quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân gây ra nợ xấu.
Một số ý kiến cho rằng, các ngân hàng giờ đây đã trở thành con tin của các con nợ lớn, tiền ngân hàng nhưng người vay đã bị đi tù hoặc bỏ trốn, vì thế việc nghị quyết cho phép các tổ chức tín dụng được quyền xử lý tài sản bảo đảm là phù hợp. Nhưng kiến nghị, không cho phép chuyển giao quyền xử lý cho các tổ chức khác và khi tài sản bảo đảm có tranh chấp thì được thực hiện theo thủ tục rút gọn.
Nhiều đại biểu cũng đồng tình với quy định các tổ chức tín dụng được phép bán nợ xấu cao hoặc thấp hơn giá trị sổ sách nhưng cần quy định chặt chẽ không để xảy ra tình trạng lợi dụng để chuyển nợ thường thành nợ xấu nhằm trục lợi. Cũng có ý kiến đề nghị, việc xử lý tài sản bảo đảm, đặc biệt là bất động sản thì cần hài hòa, đảm bảo lợi ích của các bên và không vi phạm quyền về nhà ở đã được quy định trong hiến pháp.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!