Giới chuyên gia lo ngại đà tăng trưởng của Eurozone có thể chậm lại trong bối cảnh biến thể Delta đang "hoành hành". (Ảnh minh họa: Xinhua)
Số liệu thống kê chính thức được cơ quan thống kê Eurostat công bố ngày 30/7 cho thấy, tăng trưởng của Eurozone trong quý II/2021 còn cao hơn Mỹ (tăng 1,6% so với quý trước đó) và Trung Quốc (tăng 1,3%). So với cùng kỳ năm 2020, nền kinh tế Eurozone đạt mức tăng trưởng 13,7%.
Nền kinh tế Italy và Tây Ban Nha - 2 nước chịu thiệt hại nặng nề trong làn sóng dịch đầu tiên vào năm 2020, ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất (lần lượt là 2,7% và 2,8%).
Dù vậy, hiện 19 nước trong khu vực này vẫn đang nỗ lực lấy lại những gì đã mất trong cuộc khủng hoảng COVID-19, trong đó kinh tế là lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề nhất so với các nước phát triển.
Giới chuyên gia lo ngại đà tăng trưởng của khu vực có thể chậm lại trong bối cảnh biến thể Delta đang "hoành hành" khiến nhiều nước phải cân nhắc áp đặt các biện pháp hạn chế mới.
Theo Eurostat, lạm phát của khu vực trong quý II/2021 tăng lên mức 2,2%. Cơ quan này cho rằng, giá tiêu dùng cao hơn, do chi phí năng lượng và chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn, đang là vấn đề gây tranh cãi và khó giải quyết. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực trong tháng 6 giảm xuống còn 7,7%, thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với tháng trước đó.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!