Bên cạnh các chỉ số như chỉ số tiêu dùng CPI, tổng sản phẩm quốc nội GDP… được dùng để đo lường phát triển và tăng trưởng kinh tế, tại Trung Quốc, còn có một thước đo khác để đo độ chịu chi của người tiêu dùng nước này đó chính là mì ăn liền.
Mì ăn liền được coi là biểu tượng của thời kỳ công nghiệp hóa của Trung Quốc trong 40 năm qua. Doanh số tiêu thụ mặt hàng này tăng khi quy mô tầng lớp công nhân nới rộng và giảm khi tầng lớp trung lưu chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu dân số. Do vậy, các chuyên gia nhìn nhận, đây là dấu hiệu cho thấy sự chậm lại trong tăng trưởng thu nhập, nợ tăng cao… đang khiến người tiêu dùng không dám bạo tay rút hầu bao.
Thế nhưng, truyền thông Trung Quốc liên tục phủ nhận ý kiến cho rằng, người dân đang phải "thắt lưng bộc bụng". Như tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng sự hồi sinh của mì gói là câu chuyện thay da đổi thịt của một ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng kể cả có nhiều thay đổi đi chăng nữa, mì gói vẫn chỉ là mì gói.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!