Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn ước tính ban đầu

Thùy Linh (t/h)-Thứ ba, ngày 08/09/2020 14:27 GMT+7

VTV.vn - Văn phòng Nội các Nhật Bản vừa điều chỉnh mức giảm GDP thực tế của nước này trong quý II/2020 so với cùng kỳ năm 2019 từ con số ước tính ban đầu 27,8% xuống 28,1%.

Như vậy, quý II/2020 là quý có mức sụt giảm mạnh nhất trong vòng 40 năm qua của kinh tế Nhật Bản.

Theo giới phân tích, nguyên nhân chủ yếu khiến GDP của Nhật Bản sụt giảm mạnh do đại dịch COVID-19 và các biện pháp đóng cửa đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng đối với nhiều doanh nghiệp của nước này, đồng thời khiến nhu cầu bên ngoài giảm mạnh.

Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn ước tính ban đầu - Ảnh 1.

Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn ước tính ban đầu. Ảnh minh họa - Nguồn: Nikkei Asian Review

Tiêu dùng cá nhân, vốn đóng góp hơn 50% vào GDP của Nhật Bản cũng bị suy giảm 7,9% - mức cao nhất từ trước tới nay. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ cân nhắc kỹ hơn các dữ liệu kinh tế mới này trong cuộc họp chính sách vào tuần tới.

Đến năm 2024, kinh tế Nhật Bản mới có thể phục hồi

Sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào nhu cầu trong nước và quốc tế. Những tín hiệu tích cực từ nghiên cứu vaccine COVID-19 trong thời gian qua trên thế giới khiến các nhà kinh tế tư nhân Nhật Bản tin tưởng vào đà phục hồi của nền kinh tế.

Thời báo kinh tế lớn nhất Nhật Bản Nikkei đã tiến hành phỏng vấn 22 chuyên gia kinh tế tư nhân hàng đầu về dự báo thời điểm GDP Nhật Bản có thể phục hồi như thời kỳ trước dịch COVID-19, tức ngang bằng với quý III/2019.

Kết quả, 9 chuyên gia cho rằng phục hồi sẽ rơi vào năm 2024, 6 chuyên gia nhận định vào năm 2022, 4 chuyên gia cho rằng sẽ rơi vào năm 2023 và 3 chuyên gia dự báo sẽ rơi vào năm 2025.

Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn ước tính ban đầu - Ảnh 2.

Dịch COVID-19 gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế Nhật Bản. Ảnh minh họa - Nguồn: Getty

Đánh giá về tăng trưởng GDP trong quý III/2020, dự báo trung bình của 22 chuyên gia kinh tế là 13,3% tính theo tỷ suất năm, do sự phục hồi của hoạt động kinh tế, nhu cầu cả trong và ngoài nước đều tăng.

Kịch bản xấu về triển vọng kinh tế cũng được các chuyên gia đề cập do sự kiểm soát dịch bệnh là không chắc chắn. Ông Kono Ryutaro - chuyên gia nghiên cứu chứng khoán BNP Paribas, nhận định nếu dịch bệnh bùng phát mạnh, nhu cầu trong và ngoài nước sẽ giảm đáng kể do tâm lý thận trọng và tăng trường âm có thể quay trở lại trong quý IV/2020.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước