Kinh tế Trung Quốc gặp nhiều thách thức trong phục hồi sau COVID-19

Thùy An-Thứ sáu, ngày 09/06/2023 10:18 GMT+7

VTV.vn - Số liệu thống kê cho thấy, lạm phát duy trì ở mức thấp trong tháng 5 nhưng kinh tế Trung Quốc vẫn đang phải đối diện với nhiều thách thức trong quá trình phục hồi.

CNBC dẫn số liệu của Cục Thống kê quốc gia (NBS) cho thấy, chỉ số giá sản xuất tháng 5 giảm 4,6%, cao hơn so với mức giảm 3,6% của tháng 4. Trước đó, trong cuộc thăm dò của hãng thông tấn Reuters, các chuyên gia dự đoán, chỉ số giá sản xuất sẽ giảm 4,3%.

Con số này đánh dấu mức giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm ngoái trong bảy năm. Vào tháng 5 năm 2016, chỉ số giá sản xuất giảm kỷ lục 7,2% so với cùng kỳ.

Con số thống kê chính thức cũng cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 5 tăng 0,2% so với một năm trước, thấp hơn so với mức dự báo của các chuyên gia kinh tế là 0,3%. CPI tháng 4  ở mức thấp nhất trong hai năm là 0,1%.

Lạm phát tiêu dùng thấp của Trung Quốc và giảm phát giá sản xuất trái ngược với lạm phát tương đối cao ở các nền kinh tế lớn trên thế giới.

Các ngân hàng trung ương trong đó có cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang phải tiến hành nhiều biện pháp nhằm ngăn đà lạm phát lên cao trong hơn một năm nay.  Chỉ trong tuần này, ngân hàng trung ương Canada và Úc vừa quyết định tăng lãi suất.

Đồng nhân dân tệ suy yếu 0,06%, xuống còn 7,1154 so với USD Mỹ. Chỉ số CSI 300, theo dõi các công ty niêm yết lớn nhất ở Thượng Hải và Thâm Quyến, giảm 0,2%.

Kinh tế Trung Quốc gặp nhiều thách thức trong phục hồi sau COVID-19 - Ảnh 1.

Những sữ liệu mới nhất đang chỉ ra nền kinh tế Trung Quốc đang đối diện với nhiều thách thức.

Theo các chuyên gia, những sữ liệu mới nhất đang chỉ ra nền kinh tế Trung Quốc đang đối diện với nhiều thách thức.

Chuyên gia Zhiwei Zhang của Pinpoint Asset Management cho biết: "Nguy cơ giảm phát vẫn đang đè nặng lên nền kinh tế. Các chỉ số kinh tế gần đây gửi đi những tín hiệu nhất quán rằng nền kinh tế đang hạ nhiệt".

Chuyên gia này cũng hy vọng phiên họp chính sách tài khóa tiếp theo của chính phủ Trung Quốc sẽ diễn ra sau khi tổng sản phẩm quốc nội quý II được công bố vào tháng tới.

Trong khi đó, một số nhà kinh tế kỳ vọng Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ cắt giảm lãi suất hoặc tăng thêm thanh khoản vào hệ thống tài chính. PBOC đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng nước này vào tháng Ba.

Dan Wang, nhà kinh tế trưởng tại Hang Seng Bank China, cho biết: "Cho đến nay, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa vẫn bị thắt chặt. Bên cạnh đó, tăng trưởng thu nhập thấp hơn là lý do vì sao nhu cầu trong nước bị suy giảm".

Các ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc hôm thứ Năm cho biết đã hạ lãi suất tiền gửi, cung cấp một số gói hỗ trợ bằng cách giảm áp lực lên tỷ suất lợi nhuận và giảm chi phí cho vay.

Nhiều tổ chức đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay trong bối cảnh các dấu hiệu tiếp tục chậm lại. Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% cho năm nay.

Doanh nghiệp quốc tế kém lạc quan về đà phục hồi của Trung Quốc Doanh nghiệp quốc tế kém lạc quan về đà phục hồi của Trung Quốc

VTV.vn - Nhu cầu yếu với ngành sản xuất, biến động lĩnh vực bất động sản, sức chi tiêu dưới kỳ vọng… là những thách thức với các doanh nghiệp quốc tế tại thị trường Trung Quốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước