Lãi suất huy động hầu hết đang dao động quanh mức 5,8 - 6,8% đối với kỳ hạn 12 tháng, chỉ một số trường hợp có mức trên 8%. Đây được đánh giá là mức thấp nhất trong 8 năm qua.
"Với mặt bằng lãi suất thấp như hiện nay, chúng tôi dự báo người gửi tiền ở Việt Nam sẽ chuyển sang gửi ở các kỳ hạn dài hơn để hưởng các mức lãi suất ưu đãi hơn", ông Jason Yek, chuyên gia phân tích rủi ro khu vực châu Á, Fitch Solutions, nhận định.
Theo các ngân hàng, lãi suất cho vay lại khó giảm thêm. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Thậm chí, SSI dự báo từ nay tới cuối năm, mức này còn có thể còn tiếp tục giảm nữa, thêm 0,1 - 0,3%/năm, theo xu hướng chung trên thế giới.
"Tăng trưởng huy động vẫn cao hơn tăng trưởng tín dụng 2%. Ngân hàng vẫn dư thừa tiền đồng. Khả năng giảm lãi suất huy động là vẫn còn", bà Nguyễn Thị Thanh Tú, Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư, SSI, cho hay.
Nhiều ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn khác nhau, với mức giảm dao động từ 0,1 - 0,5%. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Lãi suất huy động còn có thể giảm, nhưng theo các ngân hàng, lãi suất cho vay lại khó giảm thêm nữa, vì sức cầu nền kinh tế vẫn đang yếu, có giảm nữa thì vẫn không thể cho vay. Trong khi bản thân ngân hàng cũng có những giới hạn riêng.
Tính từ đầu năm, các mức lãi suất đã giảm từ 0,5 - 2,5%, tùy từng ngân hàng. Mức lãi suất cho vay liên ngân hàng hiện cũng đã giảm xuống gần mức 0%, cho thấy các ngân hàng không còn nhu cầu vay mượn lẫn nhau, do đã quá dư thừa cung tiền.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!