Làm chủ chế biến sâu nông sản, chinh phục thị trường nội địa và quốc tế

-Chủ nhật, ngày 26/01/2020 21:49 GMT+7

VTV.vn - Ngành nông nghiệp Việt Nam đã đi qua năm 2019 với không ít khó khăn, bài học được rút ra là phải tìm giải pháp để nâng tầm giá trị nông sản Việt.

Đến tháng 10/2019, xuất khẩu của nhóm nông sản chính vẫn giảm tới gần 8% về kim ngạch so với năm trước, khó ai nghĩ đến cái đích 41 tỷ USD. Tuy nhiên, đến hết năm 2019, kết quả đạt được hơn 41,3 tỷ USD đã cho thấy những nỗ lực vượt bậc của hàng triệu nông dân và doanh nghiệp nước ta.

Sau những tháng tăng trưởng âm, vào tháng 11/2019, ngành cá tra đã nâng cao tiêu chuẩn và bứt phá về giá trị. Hiện trên diện tích 5.400ha cá tra của cả nước, mã số truy xuất nguồn gốc đã được cấp đến từng ao nuôi. Tuy nhiên, để nâng cá tra lên tầm cao mới và tạo mặt bằng giá mới, tiêu chuẩn là chưa đủ, một vấn đề quan trọng nữa là phải giảm sản lượng

Cùng với cá tra, năm qua cũng là năm đầy thách thức đối với một nông sản chủ lực khác là hồ tiêu. Sau 3 năm liên tiếp đối mặt với giá rẻ, cả nông dân và doanh nghiệp đã có những chuyển động mới để thay đổi. Đó chính là con đường chế biến sâu để tạo ra những giá trị khác. Hạt tiêu Việt Nam hoàn toàn có thể tạo dựng một ngành hàng giá trị cao. Trên thực tế, 1kg hạt tiêu sấy lạnh có giá trị gấp 6 lần hạt tiêu đen. 

Rõ ràng, khi có nguyên liệu chất lượng cao, chế biến sẽ là khâu quyết định tạo ra những dư địa vô cùng lớn. Bộ NN&PTNT nhìn nhận, kim ngạch xuất khẩu nông sản 41,3 tỷ USD của năm 2019 vẫn chỉ là những giá trị có được từ xuất khẩu thô. Hàng loạt nông sản như: xoài, nhãn, vải... đã chính thức được xuất khẩu tươi sang các thị trường cao cấp (Nhật Bản, Mỹ, Australia...), nhưng đây mới chỉ là bước tiếp theo của việc gia tăng giá trị. Về lâu dài, việc xây dựng chuỗi và đầu tư sâu cho chế biến mới là con đường để nông sản được nâng tầm thực sự

Hiện trên cả nước hệ thống công nghiệp chế biến nông sản đã được hình thành và phát triển với công suất khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu/năm và hơn 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu. Để đạt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt từ 65 - 70 tỷ USD, cao gấp đôi so với hiện nay, không cách nào khác phải có sự liên kết và chế biến sâu. Năm 2019, việc có thêm 8 nhà máy chế biến thịt, rau củ quả được khởi công và đi vào hoạt động đã là tiền đề để nông sản Việt vươn tới các thị trường xa hơn trong 2020. Thực tế cho thấy, thị trường ngày càng ưa chuộng các sản phẩm đã qua chế biến của Việt Nam, đặc biệt là châu Âu và các nước phát triển.


Nâng cao giá trị nông sản Việt nhờ đầu tư chế biến sau thu hoạch Nâng cao giá trị nông sản Việt nhờ đầu tư chế biến sau thu hoạch

VTV.vn - Những nông sản đặc trưng có tiếng nay đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, nâng cao giá trị nhờ được đầu tư chế biến sau thu hoạch.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước