Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, hạn mặn vùng ĐBSCL, hạn hán miền Trung nếu không có liên kết vùng, không thể giải quyết những vấn đề này. Không chỉ vậy, theo nhiều chuyên gia, đã đến lúc thực hiện liên kết vùng mạnh mẽ và bài bản hơn trong việc phát triển tổng thể kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh các vùng kinh tế trọng điểm chưa thực sự phát huy vai trò đầu tàu, tác dụng lan tỏa, hiệu quả đầu tư chưa thực sự vượt trội; các chức năng từng vùng chưa gắn với điều kiện kinh tế - xã hội vùng và với tổng thể quốc gia thì việc thiếu thể chế quản trị, điều phối vùng hiệu quả sẽ khiến nguồn lực bị lãng phí, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội không cao.
Vì vậy, quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo vùng cần được xác định như một bộ phận của tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng quốc gia; là cách thức để tạo ra các mũi nhọn, các "cực tăng trưởng" đối với các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương; là biện pháp khắc phục cơ cấu kinh tế "khép kín" của địa phương và khai thác tối đa nguồn lực của xã hội.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.