Một chiếc khăn, 2 xuất xứ của Khaisilk và sự khủng hoảng của một thương hiệu Việt

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 27/10/2017 06:02 GMT+7

Chiếc khăn của Khaisilk có 2 nhãn xuất xứ.

VTV.vn - Khủng hoảng của Khaisilk xảy ra khi ông Hoàng Khải chính thức xin lỗi người tiêu dùng và thừa nhận việc nhập lụa Trung Quốc đã được thực hiện từ hàng chục năm trước.

Ông Hoàng Khải thừa nhận: "Cái sai của tôi là khi thấy các thương hiệu lớn của nước ngoài đặt hàng, may sản phẩm tại Trung Quốc vẫn bán với thương hiệu của họ thì mình có thể đặt hàng may tơ lụa Trung Quốc về bán với thương hiệu Khaisilk mà không làm rõ xuất xứ hàng hóa" hay "lẽ ra tại cửa hàng phải có "Khaisilk made in Việt Nam" và "Khaisilk made in Trung Quốc" chứ không thể "đánh lận con đen".

"Không thể đánh lận con đen" khi mà Khaisilk được coi là một thương hiệu lớn trên thị trường lụa Việt. Cái cúi đầu của ông chủ Khaisilk đã không xoa dịu được người tiêu dùng khi mà không chỉ quyền lợi của họ bị tổn hại mà quan trọng là niềm tin của họ bị tổn thương.

Trả lời trên báo chí, ông chủ Khaisilk cũng khẳng định sẽ thu hồi các sản phẩm đã bán ra thị trường có xuất xứ Trung Quốc nếu như khách hàng mong muốn đổi trả. Doanh nghiệp này sẽ bồi thường cho khách hàng một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là với khoảng 20 năm bán hàng Trung Quốc nhưng không ghi rõ xuất xứ, bao nhiêu chiếc khăn lụa Trung Quốc đã được Khaisilk bán ra và bao nhiêu khách hàng bị nhầm lẫn một cách đáng tiếc. Doanh nghiệp bồi thường một cách nghiêm túc là như thế nào? Quan trọng hơn, câu hỏi về tính pháp lý và quyền lợi của người tiêu dùng trong câu chuyện này ra sao.

Sau đây là ý kiến của chuyên gia, các luật sư và đại diện của Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng về vụ việc này:

Trước những câu hỏi về tính pháp lý của những sản phẩm bị cho "là đánh lận con đen", không rõ xuất xứ từ thương hiệu Khaisilk, ngay trong ngày 26/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản yêu cầu các cơ quan liên quan vào cuộc.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo, yêu cầu Cục quản lý thị trường phố hợp với Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái, các đơn vị phải đề nghị ngay hướng xử lý kịp thời báo cáo Bộ trước ngày 28/10.

Ngay trong chiều 26/10, Đội Quản lý thị trường số 14, Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội kiểm tra cửa hàng 113 Khaisilk trên phố Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước