Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trước mắt, chăn nuôi gia cầm được chú trọng khôi phục trong thời gian tới, vì có chu kỳ sản xuất ngắn. Theo tính toán, từ nay đến Tết Nguyên Đán sẽ có sản phẩm, nhờ đó sẽ giúp bà con có thêm thu nhập và tạo sinh kế cho những chu kỳ sau. Tuy nhiên, để đẩy mạnh việc chăn nuôi sau lũ lụt, các địa phương phải thực hiện tốt công tác khử trùng, tiêu độc, đảm bảo môi trường an toàn, sạch bệnh…
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các đơn vị liên quan xây dựng mô hình nuôi gia cầm sau mưa lũ để phổ biến, nhân rộng tại các địa phương; đồng thời chỉ đạo các viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và cơ quan quản lý địa phương tổ chức quan trắc môi trồng vùng nuôi, đảm bảo môi trường an toàn trước khi thả nuôi, tránh thiệt hại.
Thiên tai đã làm hàng trăm người chết, mất tích, khoảng 112.000 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, ngập và hư hỏng, tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng ước tính sơ bộ hơn 2.800 tỷ đồng.
"Bão, lụt đi qua, công tác khắc phục và tái thiết sau thiên tai để ổn định đời sống lâu dài của người dân thông qua tạo sinh kế bền vững là vô cùng quan trọng, giai đoạn trước mắt cần đặc biệt nhanh chóng khôi phục chăn nuôi gia cầm vì chu kỳ sản xuất ngắn có thể tạo sản phẩm trước Tết Nguyên Đán cho bà con.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã nhanh chóng triển khai các phương án, kế hoạch hỗ trợ người dân, kêu gọi các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ trong nước chung sức hỗ trợ tạo sinh kế phù hợp, hỗ trợ cây trồng vật nuôi, vật dụng thiết yếu đến người dân sớm ổn định sản xuất và cuộc sống, khôi phục nền kinh tế cho người dân khu vực miền Trung", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Tính đến ngày 10/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã huy động nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân cho người dân 5 tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng nhất trong đợt mưa lũ vừa qua, gồm giống cây trồng vật nuôi, thủy sản, thuốc, thức ăn chăn nuôi...
Ước tính giá trị hỗ trợ được gần 150 tỷ đồng; trong đó, về chăn nuôi là gần 1,1 triệu con gà giống; 17.000 con vịt giống, 2.000 con ngan giống; 300 tấn thức ăn, 300 triệu tiền thuốc thú y, 85.000 lít và 120 tấn hóa chất khử trùng, 2,312 triệu liều vaccine và 23 lớp tập huấn . Đối với thủy sản 26 triệu con giống tôm và 70 tấn thức ăn, giống cây trồng 13 tấn hạt giống; 20 tấn gạo và 200 triệu đồng.
Cùng với đó, Unicef tài trợ 4.034 bình lọc nước 20 lít 37 tấn bột giặt. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã cấp phát hỗ trợ cho các địa phương khu vực miền Trung tổng số 18 tấn giống ngô, 10,8 tấn hạt rau giống; 30.000 liều vaccine, 60.000 lít và 70 tấn hóa chất khử trùng. Hiện, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang tổng hợp báo cáo Chính phủ tiếp tục hỗ trợ cho các tỉnh miền Trung đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho đồng báo miền Trung sớm ổn định cuộc sống
Một vườn rau của người dân bị nước lũ nhấn chìm. Ảnh: Báo Lào Cai.
Cùng với đó, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã phát động và kêu gọi các tổ chức quốc tế (ADB, JICA, AHA, UNDP, UNICEF...) và Đại sứ quán một số nước (Hoa Kỳ, Hàn Quốc...) hỗ trợ tiền và hàng hóa thiết yếu với tổng trị giá trên 10,18 triệu USD (tương đương 237 tỷ đồng) để hỗ trợ người dân các tỉnh miền Trung vướt qua khó khăn dó thiên tai, bão lũ.
Từ đầu tháng 10, tình hình mưa lũ ở các tỉnh miền Trung diễn biến hết sức phức tạp; lần đầu tiên trong nhiều năm, lũ chồng lũ, bão chồng bão, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân. Thiên tai đã làm hàng trăm người chết, mất tích, khoảng 112.000 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, ngập và hư hỏng, tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng ước tính sơ bộ hơn 2.800 tỷ đồng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!