Hình thức thuê ướt là thuê cả máy bay lẫn tổ bay của hãng khác. Ngoài ra còn có hình thức thuê khô, thuê khô là hình thức chỉ thuê máy bay để sử dụng mà không cần đến phi hành đoàn. Dù thuê khô hay thuê ướt, cả 2 hình thức này cũng đang bắt đầu được nhiều hãng hàng không áp dụng bởi ưu điểm của nó là giúp các hãng hàng không có được thêm các phương án linh hoạt trong kinh doanh, giúp tiết kiệm chi phí tối đa và hạ thấp giá vé hơn.
Ví dụ, Tập đoàn FLC với kế hoạch thành lập hãng hàng không Bamboo Airway cũng tính đến khả năng là thuê máy bay để hoạt động theo cách thức nói trên, không nhất thiết phải mua sẵn nhiều máy bay.
Theo báo Tuổi trẻ, Jetstar từng thuê ướt máy bay của Tây Ban Nha hay Vietnam Airlines cũng xác nhận hãng đang thuê ướt một máy bay A31 của Cambodia Angkor Air.
Báo Tuổi trẻ kể chuyện của một khách hàng ra sân say đi chuyến TP.HCM - Thanh Hóa, vé của Vietjet Air, nhưng lại bay của Myanmar Airways. Quá bất ngờ, khách hàng đã không đồng ý bay chuyến này và nhất quyết đề nghị chuyển sang chuyến bay "chinh chủ".
Trong bài viết của báo Tuổi trẻ, đại diện một số hãng hàng không cho rằng, hình thức thuê ướt là hoạt động bình thường.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, theo quy định hiện hành hãng sẽ không phải thông báo cho khách hàng biết trước chuyến bay của họ sẽ thực hiện bằng máy bay thuê ướt của hãng khác bởi máy bay đó được đảm bảo tiêu chuẩn khai thác về mặt an toàn, an ninh.
Quy định là như vậy nhưng đối với phần đông khách hàng khi hình thức thuê ướt còn lạ lẫm, dù không bắt buộc nhưng các hãng vẫn nên thông báo trước để hành khách khỏi bỡ ngỡ và gây ra những phản ứng tiêu cực không đáng có.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!