Những người này thường có khoản nợ trung bình từ 17.000 USD. Số người cao tuổi phá sản dường như đang tỷ lệ thuận với độ tuổi ngày càng cao của dân số Mỹ. Tuổi cao, nhiều bệnh tật bất thường, thu nhập giảm cùng lúc chi phí sinh hoạt ngày càng lớn có thể là yếu tố đầu tiên khiến số cá nhân phá sản ở giai đoạn "gần đất xa trời" ở Mỹ ngày càng lớn.
Một phần lý do khiến không ít người lớn tuổi ở Mỹ mang nợ từ rất sớm đó là vay tiền cho con học đại học. Nợ trồng nợ khi họ phải chi trả cho các sinh hoạt ngày càng lớn hơn của gia đình. Thế nhưng, khi khoản nợ này phình to đến mức không thể trả, họ lại một mình gánh chịu.
Trang BusinessInder đặt câu hỏi: Liệu các khoản nợ có thể chuyển sang cho con không? Hay nói cách khác tại sao các con không trả nợ cho bố mẹ? Trang BusinessInder giải thích, về tình thì có thể, nhưng nợ của thế hệ con cái còn lớn hơn nhiều, trung bình 200.000 USD. Về luật, con không phải gánh khoản nợ của bố mẹ. Nhưng nếu bố mẹ qua đời, tiền nợ sẽ được siết vào nhà và tài sản thừa kế để lại cho con cháu.
Vì thế, theo CNBC, nhiều người lớn tuổi đã tìm đến việc xin bảo hộ phá sản. Làm như vậy, thu nhập từ tiền hưu và tiền tiết kiệm sẽ được luật bảo vệ, nhà ở cũng có thể tránh bị tịch thu. Theo CNBC, số người nộp đơn xin phá sản hiện nay tuy cao nhưng chỉ là phần nhỏ trong số những người lớn tuổi đang có nợ ở Mỹ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!