Nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 06/03/2023 11:14 GMT+7

VTV.vn - Hai tháng đầu năm nay, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư trên 2,8 tỷ USD, tuy nhiên biên độ lợi nhuận từ xuất khẩu lại đang bị ảnh hưởng.

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm nay có những tín hiệu tích cực. Tổng kịp ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 96 tỷ USD. Đáng chú ý, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư trên 2,8 tỷ USD, tuy nhiên, biên độ lợi nhuận từ xuất khẩu lại đang bị ảnh hưởng.

Một phần do yếu tố khách quan là nhu cầu của các thị trường xuất khẩu phục hồi chậm. Tuy nhiên về chủ quan là việc đáp ứng chất lượng khâu chế biến, sản xuất hữu cơ, xanh của các doanh nghiệp và giá trị gia tăng trong mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế. Chủ động nâng cao giá trị hàng hóa là mục tiêu ưu tiên.

Thay vì phải tốn từ 16 - 17 container xuất khẩu quả tươi sang châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, doanh nghiệp chỉ cần 1 container nước quả chế biến với giá trị tương đương, thậm chí là cao hơn so với kỳ vọng. Với 80% thị phần xuất khẩu là mặt hàng chế biến, doanh nghiệp này đang có lợi thế lớn để cạnh tranh.

Nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu - Ảnh 1.

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm nay có những tín hiệu tích cực. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

"Đối với mảng chế biến, khi xuất khẩu, chúng ta sẽ qua được rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật. Sản phẩm khi chế biến sâu rất tiện lợi cho người tiêu dùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết tinh giá trị xuất khẩu của sản phẩm cao hơn xuất khẩu của quả tươi rất nhiều", ông Phạm Ngọc Thành, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, cho biết.

Còn với những ngành hàng công nghiệp chế biến chế tạo như da giày, dệt may…, các doanh nghiệp cũng đứng trước những thách thức về yêu cầu sản xuất bền vững. Những doanh nghiệp gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất, hay sản phẩm không có yếu tố "xanh"… sẽ có nguy cơ bị ngừng tiếp nhận đơn hàng hoặc bị từ chối đặt hàng.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhu cầu các thị trường lớn châu Âu, Trung Quốc và Hoa Kỳ tăng trở lại, cơ hội xuất khẩu là rất lớn, nhưng kèm theo sức cạnh tranh, các tiêu chuẩn kỹ thuật, việc rà soát của các thị trường cao hơn. Do vậy, đảm bảo thực thi các tiêu chuẩn trong các Hiệp định FTAs sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt.

"Chúng ta có hiệp định thương mại tự do và các thuế đối với sản phẩm chế biến cũng cơ bản được loại bỏ 0% hoặc đang giảm rất nhanh theo lộ trình. Chính vì thế đây là khu vực mang lại lợi thế của xuất khẩu Việt Nam", bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), đánh giá.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường có FTA mới chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng kịp ngạch nhập khẩu của các trường này. Trong đó, hơn 1/3 lượng hàng hóa mới tận dụng được ưu đãi hưởng thuế và xuất xứ hàng hóa. Do vậy, còn nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hàm lượng giá trị sang các thị trường tiềm năng.

Sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam phục hồi Sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam phục hồi

VTV.vn - Khi những cơn gió ngược với kinh tế toàn cầu có xu hướng giảm bớt, kinh tế Việt Nam cũng nhận được những tác động tích cực hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước