Ngân hàng châu Âu: Kịch bản xấu nhất còn ở phía trước

Phương Huyền (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ sáu, ngày 24/07/2015 10:33 GMT+7

VTV.vn - Theo các chuyên gia, nếu tình trạng khủng hoảng nợ Hy Lạp kéo dài thì rủi ro cho hệ thống ngân hàng châu Âu là khó tránh khỏi.

Hy Lạp đóng cửa hệ thống ngân hàng trong 3 tuần nhằm bảo vệ các ngân hàng tránh khỏi tình trạng đổ xô rút tiền. Người dân tuy phản đối nhưng chính nhờ 3 tuần này, các ngân hàng Hy Lạp an toàn đi qua bão với ít tổn thất nhất có thể. Hệ thống ngân hàng châu Âu thở phào vì tránh được tổn thất lan truyền. Nhưng theo giáo sư Erik Jones, rủi ro cho hệ thống ngân hàng châu Âu chỉ là sớm muộn vì các gói giải cứu Hy Lạp chỉ mang đến một vòng khủng hoảng luẩn quẩn không biết bao giờ mới kết thúc.

Theo ngân hàng Đức Deutsche Bank, thiệt hại các ngân hàng toàn cầu có thể phải chịu từ khủng hoảng nợ Hy Lạp đã giảm gần 6 lần so với 2008. Tại Anh, một nước ngoài Eurozone, tác động từ Hy Lạp ước tính chưa đến 1% tổng vốn các ngân hàng. Nhưng nếu tắc động của khủng hoảng nợ Hy Lạp lan sang Tây Ban Nha hay Italy, con số sẽ là 60% tổng vốn của các ngân hàng Anh chịu rủi ro. Tổn thất khi đó với các ngân hàng trong eurozone dự tính còn cao hơn.

Thành công nhất của Chính phủ Hy Lạp trong giai đoạn 3 tuần khủng hoảng vừa qua là giữ được một hệ thống ngân hàng an toàn. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo hệ thống ngân hàng của cả khu vực châu Âu, mắt xích được xem là yếu nhất trong cuộc khủng hoảng này chưa phải chịu nhiều áp lực. Nhưng 3 tuần qua chỉ giúp đưa ra một giải pháp cứu trợ tình thế cho Hy Lạp, khủng hoảng vẫn còn đó và càng kéo dài thì tác động đến hệ thống ngân hàng được cho là còn khó lường. 

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước