Ngân hàng dành hơn 14.000 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ năm, ngày 17/05/2018 10:53 GMT+7

VTV.vn - Các ngân hàng đã dành hơn 14.000 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu trong quý I năm nay.

Khoản tiền này được coi là "của để dành" của ngân hàng, sử dụng để bù đắp tổn thất nếu các khoản nợ cho vay không đòi được.

Kết quả kinh doanh quý I của 13 ngân hàng, đã có gần 14.700 tỷ đồng được dùng để trích lập dự phòng rủi ro, tăng hơn 36% so với cùng kỳ. Nguyên nhân được xác định là do năm nay nhiều ngân hàng lãi lớn từ đầu đầu năm nên đã dành một phần lợi nhuận để dự phòng cho nợ xấu.

Ngoài ra, năm nay là thời điểm mà nhiều ngân hàng sẽ phải tất toán các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Vì vậy, các ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng khi có điều kiện. Điều này giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu, đặc biệt sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's cho rằng, với tốc độ này, sẽ có thêm nhiều ngân hàng có thể trích lập cho toàn bộ số trái phiếu VAMC trước hạn. Hiện có 3 ngân hàng đã xóa nợ thành công tại VAMC.

Nợ xấu của các ngân hàng hàng đầu có xu hướng gia tăng Nợ xấu của các ngân hàng hàng đầu có xu hướng gia tăng

VTV.vn - Theo số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng quy mô lớn và trung bình tại Việt Nam, nợ xấu của các ngân hàng này có xu hướng gia tăng trở lại trong quý I.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước