Ngành công nghiệp Mỹ thu hẹp tháng thứ 2 liên tiếp

Lê Tuyển (PV Đài THVN thường trú tại Mỹ)-Thứ tư, ngày 02/10/2019 10:51 GMT+7

VTV.vn - Trong tháng 9, chỉ số Quản lý Sức mua (PMI)- thước đo đối với tình trạng của ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ - chỉ đạt 47,8%. Đây là mức điểm thấp nhất trong 10 năm qua.

Chỉ số Quản lý Sức mua (PMI) trong tháng 9 của Mỹ cho thấy ngành công nghiệp của nền kinh tế lớn nhất thế giới đang thu hẹp tháng thứ 2 liên tiếp. 

PMI là thước đo về lượng đơn hàng mới được giao, sản xuất, nguồn cung, hàng tồn kho và cả việc làm của ngành công nghiệp. Khi chỉ số này nằm dưới ngưỡng 50% có nghĩa là nhịp độ sản xuất đang bị chậm hơn mức bình thường.

Biểu đồ của trang CNBC cho thấy chỉ số này lao dốc trong vòng 1 năm qua. Tháng 8 vừa qua nó bắt phá mốc 50%, xuống còn 49,1%. Đây là xu hướng rất giống với năm 2009 khi xảy ra suy thoái. Torsten Slok, chuyên gia kinh tế của Deutsche Bank, nhận định: "Xu hướng đi xuống có vẻ không dừng lại, nguy cơ suy thoái là có thật".

Trang Bloomberg bổ sung, không chỉ ngành công nghiệp của Mỹ mà còn của Đức, Nhật, Nga cũng bị giảm sút. Ngân hàng UBS ước tính tăng trưởng kinh tế toàn cầu sang quý IV giảm, có thể chỉ còn 2,3%. Các chuyên gia của Ngân hàng Đan Mạch cảnh báo, khả năng kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái trong 2 năm tới là 30%.

Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới là nguyên nhân chính tác động tới sự chậm lại của ngành công nghiệp sản xuất. Thế nhưng với Tổng thống Mỹ, lãi suất mới là tác nhân chính.

Ngay sau khi có tin chỉ số PMI đi xuống, Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng dòng tweet chỉ trích Cục Dự trữ Liêng bang Mỹ đã giữ lãi suất ở mức quá cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp đi vay.

Trang Marketwatch trích lời một số chuyên gia cho rằng, đúng là lãi suất của Mỹ đang cao, thế nhưng căng thẳng thương mại chưa có hồi kết mới là yếu tố cốt lõi.

Trang tài chính Yahoo trích kết quả khảo sát các chuyên gia tài chính phố Wall và các nhà quản lý doanh nghiệp cho thấy thương mại toàn cầu đang là yếu tố quan then chốt. Trong tháng 10, niềm tin của các nhà sản xuất sẽ vẫn sẽ tiếp tục ở ngưỡng thận trọng, thận trọng chờ đợi quyết định tiếp theo của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong khi thị trường đang chọn cách chờ đợi, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cảnh báo, thương mại toàn cầu có thể chỉ tăng trưởng 1,2% trong năm nay, tức chưa bằng một nửa so với năm 2018. Nếu WTO đúng, thì đây sẽ là mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009.

Ngành công nghiệp bia Mỹ trong căng thẳng thương mại Ngành công nghiệp bia Mỹ trong căng thẳng thương mại

VTV.vn - Trước những đấu đá thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay, nhiều hãng bia của Mỹ đã tính đến chuyện nâng giá thành sản phẩm hoặc phải thu hẹp kinh doanh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước