Điều này đã phần nào được thể hiện trong triển lãm Du thuyền quốc tế Hong Kong (Trung Quốc) mới đây, nơi những chiếc du thuyền cao cấp vẫn đắt hàng với mức giá từ hàng trăm nghìn tới hàng triệu USD.
Chiếc du thuyền mang tên Sanlorenzo SX88 đang được rao bán với mức giá là 8,7 triệu USD. Theo đơn vị chủ tàu, điều tạo ra sự khác biệt của chiếc du thuyền này là các thiết kế và công nghệ đi theo xu thế thân thiện với môi trường, như pin sạc lithium hay hệ thống quản lý năng lượng. Trong khi xu thế bền vững chưa phải yêu cầu bắt buộc với ngành du thuyền, đây vẫn là một yếu tố mà các hãng chế tạo ngày càng quan tâm.
Bà Ewa Stachurska, Giám đốc marketing, Hãng tàu Simpson Marine, cho biết: "Các hãng đóng tàu đang nỗ lực đầu tư vào nghiên cứu công nghệ động cơ mới sử dụng nhiên liệu tái tạo, cùng với các tính năng bền vững khác, để tạo ra nhiều lựa chọn không chỉ với khách hàng hiện tại mà cả trong tương lai".
Theo các nhà kinh doanh du thuyền, đại dịch đã góp phần thay đổi thị hiếu sử dụng du thuyền tại Hong Kong (Trung Quốc) nói riêng và châu Á nói chung, khiến người mua có những chuyến đi xa và dài ngày hơn. Bên cạnh đó, phân khúc khách hàng mua du thuyền cũng đang dần trẻ hóa và chi phí cũng bớt đắt đỏ hơn.
Ông Lawrence Chow, Chủ tịch Hiệp hội du thuyền Hong Kong (Trung Quốc), nói: "Mọi người luôn có quan niệm rằng chơi du thuyền rất tốn kém nhưng điều này đang dần thay đổi bởi nhiều người mua du thuyền chung với bạn bè, hoặc mua những chiếc nhỏ hơn. Ngoài ra, so với bất động sản, giá của du thuyền hầu như không biến động, bởi vậy, đây là lựa chọn đầu tư khá kinh tế với nhiều người trẻ.
Với hơn 12.000 du thuyền được đăng ký, Hong Kong Trung Quốc là một trong những nơi có ngành du thuyền lớn nhất ở châu Á, đặc biệt là nhờ việc không thu thuế với du thuyền. Và những xu thế từ đặc khu này cũng phần nào cho thấy những biến đổi mạnh mẽ với thị trường du thuyền toàn cầu trong thời gian tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!