Ngành gỗ chủ động ứng phó trước biến động giá nguyên liệu

VTV Digital-Thứ năm, ngày 17/03/2022 12:49 GMT+7

VTV.vn - Ngành gỗ đang lên giải pháp cho tình trạng khan hiếm và tăng giá đầu vào gỗ nguyên liệu.

Liên bang Nga vừa đưa hơn 200 mặt hàng vào danh sách tạm ngừng xuất khẩu sang châu Âu và một số quốc gia, trong đó có gỗ nguyên liệu. Việt Nam nhập khẩu gỗ trực tiếp từ Nga chỉ khoảng 2% trong tổng lượng nhập khẩu gỗ và cũng không nằm trong danh sách bị hạn chế xuất khẩu.

Tuy nhiên, Việt Nam nhập khẩu gỗ chủ yếu từ châu Âu và Mỹ, nên sẽ chịu tác động gián tiếp khi nguồn cung gỗ của thị trường thế giới bị giảm. Ngành gỗ lên giải pháp cho tình trạng khan hiếm và tăng giá đầu vào gỗ nguyên liệu.

Theo Công ty gỗ An Lạc, Nga xuất vào châu Âu nhiều nhất là gỗ thông và một số loại gỗ sồi. Do đó, biến động hiện tại là giá gỗ thông và gỗ sồi thế giới đã tăng lên đáng kể, buộc họ phải đang phải tìm các nguồn gỗ khác thay thế.

Còn theo Công ty CP Woodsland - doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán và đồ gỗ nội thất, một loại ván phủ bề mặt từ gỗ Bạch Dương của Nga đang được thị trường thế giới rất ưa chuộng, đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam làm hàng xuất khẩu.

Thời gian tới, khả năng cao khách hàng quốc tế sẽ thay đổi thị hiếu dùng loại mặt gỗ này và việc của họ phải thích ứng ngay để đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng.

Ngành gỗ chủ động ứng phó trước biến động giá nguyên liệu - Ảnh 1.

Ngành gỗ đang lên giải pháp cho tình trạng khan hiếm và tăng giá đầu vào gỗ nguyên liệu. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Theo chuyên gia lâm nghiệp, trong ngắn hạn, các quốc gia trong đó có Việt Nam có thể đồng loạt tăng khai thác để bổ sung nguồn gỗ cho thị trường thế giới.

"Đây có thể là cơ hội tốt cho Việt Nam đàm phán với đối tác của mình là các nhà mua trong việc thay thế gỗ nguyên liệu từ Nga nói riêng và nguồn gỗ nhập khẩu nói chung bằng nguồn gỗ Việt Nam sẵn có như nguồn nguyên liệu gỗ keo và cao su", ông Tô Xuân Phúc - Chuyên gia phân tích chính sách, Tổ chức Forest Trends cho hay.

Hiện Việt Nam đang khai thác mỗi năm khoảng 30 triệu m3 gỗ rừng trồng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới, Việt Nam cần nâng cao chất lượng cây gỗ lớn và cũng cần đa dạng hoá các loại cây gỗ, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế.

Ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu từ 17,5 - 18 tỷ USD năm 2022 Ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu từ 17,5 - 18 tỷ USD năm 2022

VTV.vn - Bước sang năm 2022, dù còn nhiều thách thức, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 17,5 - 18 tỷ USD.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước