Khi làm sai điều gì, việc cần làm là phải xin lỗi. Thế nhưng, với các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới, một lỗi sai có thể khiến họ mất hàng tỷ USD, vì thế, lời xin lỗi của các tập đoàn này không thể đơn giản nói một lời là xong mà cần cả một chiến dịch đằng sau. Những chiến dịch xin lỗi này hiệu quả tới đâu?
Cả Facebook, Wells Fargo và Uber khi dính phải bê bối đều làm một động tác đăng tải một đoạn video để xin lỗi. Nhạc nền du dương êm ái, hình ảnh được quay rất nghệ thuật để xoa dịu dư luận đang nóng hừng hực. Đó là điểm chung của các video xin lỗi này.
Video của Facebook là một ví dụ. Dù là video xin lỗi nhưng lại tuyệt nhiên không có một lời xin lỗi nào.
Trong khí đó, Uber khá hơn một chút, CEO Dara Khosrowshahi trực tiếp xuất hiện trong video, tuy nhiên cũng vẫn né tránh câu xin lỗi. Bê bối của Uber chính là một loạt các cáo buộc xâm hại tình dục nhân viên trong bộ máy của công ty dưới thời CEO cũ Travis Klanick.
Còn với Wells Fargo, chiến dịch của hãng này hơn Facebook và Uber ở chỗ cam kết cụ thể sẽ làm những gì để lấy lại lòng tin của người dùng. Nhưng tất nhiên, Wells Fargo cũng không dám nhìn thẳng vào vấn đề.
Tất nhiên, có những lời xin lỗi thực sự hiệu quả như của Pepsi hay United Airlines. Nhưng các chuyên gia nhận định, khi lời xin lỗi chỉ dừng ở mức thề hứa đảm bảo thì dù có là một chiến dịch tốn kém và cầu kỳ tới đâu chăng nữa vẫn khó mà lấy lại lòng tin của người dùng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!