Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 liên tục 5 ngày: Tiền lương những ngày hoán đổi thế nào?

Theo Người lao động-Thứ tư, ngày 10/04/2024 14:43 GMT+7

Lễ 30/4 và 1/5 người lao động có thể được nghỉ 05 ngày Lễ 30/4 và 1/5 người lao động có thể được nghỉ 05 ngày Lễ 30/4 và 1/5 người lao động có thể được nghỉ 05 ngày Lễ 30/4 và 1/5 người lao động có thể được nghỉ 05 ngày

VTV.vn - Việc bố trí hoán đổi ngày làm việc sẽ giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 đến 5 ngày liên tục, nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động.

Lễ 30/4 và 1/5 người lao động có thể được nghỉ 05 ngày

Ngày 04/4/2024 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn 1385/BLĐTBXH-CATLĐ đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024, để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2024, dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 có ngày 29/42024 (thứ Hai) nằm giữa ngày nghỉ lễ và ngày nghỉ theo quy định hằng tuần.

Do đó, có ý kiến đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29/4/2024) và làm bù sang ngày khác để dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng việc này giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, việc hoán đổi này cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Chính vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc hoán đổi thời gian làm việc nêu trên.

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ và Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhất trí với việc hoán đổi ngày làm việc bình thường (29/4) và làm bù sang một ngày khác để dịp nghỉ lễ được kéo dài 5 ngày liên tiếp.

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 liên tục 5 ngày: Tiền lương những ngày hoán đổi thế nào? - Ảnh 1.

Việc bố trí hoán đổi ngày làm việc sẽ giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 đến 5 ngày liên tục, có điều kiện giải trí, nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động để làm việc tốt hơn

Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị tính tiền lương của ngày làm việc bù

Ngày 8/4/2024, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã có Công văn 1032/TLĐ-CSPL về việc cho ý kiến về đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5/2024.

Văn bản nêu rõ, phúc đáp Công văn 1385/BLĐTBXH-CATLĐ ngày 04/4/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5/2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, cơ quan này đã tiến hành lấy ý kiến qua mạng xã hội đối với 3.590 cán bộ Công đoàn và người lao động, có 3.129 lượt bình chọn hoán đổi (87%); 302 lượt bình chọn phương án không hoán đổi (8%); còn lại là các đề xuất khác.

Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến, Tổng LĐLĐ Việt Nam bày tỏ nhất trí với dự thảo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi Chính phủ đề xuất về việc bố trí hoán đổi ngày làm việc bình thường (ngày 29/4/2024) và làm bù sang ngày khác trong dịp nghỉ lễ Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024.

Việc bố trí hoán đổi ngày làm việc sẽ giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 đến 5 ngày liên tục, có điều kiện giải trí, nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động để làm việc tốt hơn.

Việc này cũng góp phần giúp kích cầu du lịch, tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, việc hoán đổi này cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị xác định ngày làm việc bù cho ngày thứ Hai (29/4/2024) và hướng dẫn về tiền lương của ngày làm việc bù, nếu ngày làm việc bù thực hiện vào ngày nghỉ hằng tuần, để bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Quy định về làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần

Theo Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Như vậy, nếu người lao động làm việc thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần sẽ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc ít nhất bằng 200%.

Ngoài ra, Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định công thức tính lương làm thêm giờ như sau:

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:

Tiền lương làm thêm giờ = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số giờ làm thêm)

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Tiền lương làm thêm giờ = (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số sản phẩm làm thêm).


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước