Nguyên nhân không phải do bất kỳ chính sách hay sự kiện cụ thể nào tác động lên thị trường, mà lời giải đáp khả thi nhất lúc này chỉ là một số nhà đầu tư ngắn hạn tranh thủ "chốt lộc" đầu năm mới.
"Với tâm lý và sự quan tâm hiện tại dành cho Bitcoin, có vẻ bất kỳ sự điều chỉnh giá nào cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn", ông Jason Deane - nhà phân tích tại công ty tư vấn điện tử Quantum Economics nói.
Không thể phủ nhận Bitcoin là tài sản có hiệu suất sinh lời hàng đầu khi giá trị của đồng tiền số này đã tăng hơn 300% trong năm 2020.
Bà Alli Mccartney - chuyên gia của UBS Private Wealth cho biết: "Bitcoin đang nổi lên như một phần của chiến lược phân bổ tài sản dành cho các cá nhân giàu có và cả các tổ chức và ngân hàng đầu tư. Họ đều hiểu và chấp nhận rủi ro của đồng tiền số này".
Bitcoin lại giảm mạnh sau khi lập đỉnh. Ảnh: dailymaverick.
Các nhà đầu tư nổi tiếng như Paul Tudor Jones và Standley Druckenmiller đã trở thành tín đồ của Bitocin vào năm ngoái. Các công ty tài chính lớn như Paypal, Fidelity, Square hay MicroStrategy cũng nhập cuộc.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa giá trị của Bitcoin sẽ trở nên ổn định hơn bởi lẽ các tổ chức lớn này cũng chỉ là những "người chơi lớn" của Bitcoin. Bản thân họ cũng không thể tránh khỏi những cú đột ngột giảm sâu của loại tiền số này.
Đặc biệt sau đỉnh cao năm 2020 của Bitcoin, nhiều người lại nhớ đến lịch sử của những năm 2017, 2018 và 2019 khi giá Bitcoin đều chạm đáy sau khi đạt đỉnh.
Lần gần nhất, ngày 17/12/2017, giá Bitcoin đã từ đỉnh 20.000 USD rơi xuống đáy 6.400 USD chỉ trong có vài tuần. Dữ liệu từ trang Bitcoinist cho thấy giá trị đồng tiền số này thường điều chỉnh và rớt khoảng 37%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!