Nhật Bản: 1.900 tỷ USD bị "đóng băng" do bệnh mất trí nhớ

Quang Hưng (PV Đài THVN thường trú tại Nhật Bản)-Thứ năm, ngày 30/08/2018 10:42 GMT+7

Nhiều người già Nhật Bản mắc bệnh mất trí nhớ. Ảnh minh họa: Reuters

VTV.vn - Hơn 1.900 tỷ USD, tương đương 40% GDP của Nhật Bản có thể sẽ bị "đóng băng". Đây là tài sản ước tính của người già bị mất trí nhớ tại Nhật Bản tính đến năm 2030.

Hiện số tài sản bị "đóng băng" này đã lên tới 1.300 tỷ USD. Nikkei, tờ báo kinh tế lớn nhất Nhật Bản đã có loạt bài viết ấn tượng về vấn đề này.

Theo báo Nikkei dẫn nguồn dữ liệu từ Viện nghiên cứu kinh tế đời sống Daiichi, tài sản dưới dạng tiền tiết kiệm của những người mắc bệnh mất trí nhớ đang tăng nhanh do tình trạng già hóa dân số. Ước tính vào năm 2030, số tài sản này đạt tới 215.000 tỷ Yen, gấp 1,5 lần hiện nay và tương đương 40% GDP của Nhật Bản. Số tiền này nếu bị "đóng băng" sẽ trở thành gánh nặng cho kinh tế Nhật Bản và khu vực.

Một giải pháp được báo Nikkei phân tích, hiện số người già sống một mình, xa người thân ngày càng tăng nên cần mở rộng đối tượng có thể trở thành người giám hộ cho cả những người quen biết.

Để bảo vệ tài sản của người bị mất trí nhớ và ngăn chặn hành vi bất chính của người giám hộ, cần thiết phải có sự phối hợp của 3 cơ quan là Hiệp hội ngân hàng Nhật Bản, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính. Những người già sẽ được mở 2 tài khoản song song, một tài khoản dành cho sinh hoạt phí, một tài khoản tiết kiệm. Cơ quan tài chính và tòa án gia đình sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động của người giám hộ đối với tài khoản tiết kiệm của người bị mất trí nhớ.

Báo Nikkei cũng dẫn nguồn từ Viện nghiên cứu Mizuho, theo đó, cổ phiếu thuộc sở hữu của người già mất trí nhớ cũng đang trở thành gánh nặng đối với thị trường chứng khoán Nhật Bản. Dự báo đến năm 2035, giá trị cổ phiếu được nắm giữ bởi người già mất trí nhớ có thể chiếm đến 15% tổng giá trị cổ phiếu trên thị trường. Vì thế, cơ chế chuyển tài sản cho người trẻ hơn quản lý hoặc kêu gọi sự hiến tặng là việc cần thiết phải có.

Nhìn vào sơ đồ tỷ lệ nắm giữ tài sản theo độ tuổi do Viện nghiên cứu an sinh xã hội và nhân khẩu học đưa ra, tỷ lệ tài sản do người trên 75 tuổi nắm giữ ngày càng tăng và là thành phần nắm giữ nhiều tài sản nhất của Nhật Bản. Do đó, chính sách cần thiết phải có các dịch vụ như quản lý tài sản và các sản phẩm hướng đến các nhà đầu tư cao tuổi.

Người già Nhật Bản tìm đến nhà tù để 'hưởng tuổi già' Người già Nhật Bản tìm đến nhà tù để "hưởng tuổi già" Cơ hội cho ngành dịch vụ chăm sóc người già tại Nhật Bản Cơ hội cho ngành dịch vụ chăm sóc người già tại Nhật Bản Kinh tế Nhật Bản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ già hóa dân số Kinh tế Nhật Bản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ già hóa dân số

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước