Thông điệp được nhấn mạnh trong Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 vừa được Quốc hội thông qua ngày hôm qua (11/11) là phải triệt để tiết kiệm, nhất là các khoản chi thường xuyên của từng bộ, ngành, địa phương. Thế nhưng, hiện vẫn còn có sự lãng phí, vấn đề được một số báo đề cập sáng nay (12/11) là khâu quản lý dự án.
Mới đây, dư luận đang quan tâm chuyện tuyến metro số 1 bị các nhà thầu đòi bồi thường thiệt hại do chậm bàn giao mặt bằng, với số tiền đòi bồi thường lên đến 2,5 tỷ đồng/ngày.
Tuy nhiên, đây cũng không phải là chuyện chưa có tiền lệ, vào năm 2014 một vụ việc tương tự đã khiến Vinalines phải bồi thường 65 tỷ đồng cho nhà thầu Hàn Quốc. Hay năm 2013 là vụ việc nhà thầu Nhật đòi bồi thường 200 tỷ ở dự án cầu Nhật Tân.
Và theo tờ Đại Đoàn Kết sự lãng phí khi mất những khoản bồi thường không đáng có này còn xuất phát từ chính sơ hở trong luật.
Cụ thể, theo Đại Đoàn Kết, Luật Xây dựng hiện đang cho phép khởi công dự án trong điều kiện chưa hoàn tất giải tỏa, đền bù, giải phóng mặt bằng. Còn chủ đầu tư đã ký hợp đồng thi công với các nhà thầu mà không quyết định được tiến độ. Trong khi ở các nước khác, dự án chỉ được khởi công khi mặt bằng đã được giải tỏa xong.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!